FAQ – Các câu hỏi thường gặp về ngữ pháp tiếng Đức

Hallo cả nhà,

Trong quá trình viết blog, mình nhận được rất nhiều câu hỏi của các bạn về ngữ pháp tiếng Đức từ phần bình luận trên blog, trong page hay inbox trên facebook, hay qua email. Rất cảm ơn các bạn đã quan tâm và tin tưởng gửi câu hỏi cho mình ❤️

Khi trả lời mình nhận thấy thỉnh thoảng có một số câu hỏi cùng được hỏi bởi nhiều bạn, có lẽ vì đây là những câu hỏi nhiều người hay vướng mắc. Do đó để tiện cho mọi người trong tương lai tra cứu, mình sẽ đăng lại trong bài này những câu hỏi phổ biến và phần trả lời mà mình hy vọng là sẽ hữu ích cho các bạn.

Đọc thêm:

Mình sẽ tiếp tục cập nhật những câu hỏi hay sắp tới mà mình nhận được vào bài viết này. Hy vọng đây sẽ dần dần trở thành bài viết dài nhất của blog 😀

Khóa học offline Ôn thi A1 theo cách hiệu quả tại Hà Nội kéo dài trong 3 tuần liên tục với 15 buổi nhằm xây dựng một sự chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi Start Deutsch 1 được tổ chức tại viện Goethe.

Ebook Ôn thi tiếng Đức B1 – Kỹ năng Viết dày 172 trang, cung cấp những lưu ý và gợi ý quan trọng khi làm bài thi Viết Goethe B1. Đi kèm là 20 đề mẫu kèm lời giải cụ thể.

Sách Ngữ pháp tiếng Đức theo cách dễ hiểu Version 2.0 dày 531 trang in màu 100%. Nội dung của sách bao gồm toàn bộ ngữ pháp tiếng Đức từ A1 đến C1 được sắp xếp theo 45 chương từ dễ đến khó.

Sách 3000 từ vựng tiếng Đức thông dụng dày 400 trang in màu 100% cung cấp 3000 từ vựng quan trọng và phổ biến trong cuộc sống hàng ngày cũng như thường xuyên xuất hiện trong các giáo trình dạy và học tiếng Đức.

Sách Bài tập Ngữ pháp tiếng Đức theo cách dễ hiểu dày 312 trang in màu 100%. Cuốn sách giúp bạn luyện tập thành thạo các dạng bài tập ngữ pháp tiếng Đức từ trình độ A1 đến C1.

Sách Ôn thi tiếng Đức theo cách hiệu quả – A1 dày 400 trang in trên giấy couché. Sách giúp người học vượt qua kỳ thi A1 bằng những hướng dẫn về cách giải đề thi một cách tỉ mỉ cũng như giúp rèn luyện tư duy làm bài thi một cách hiệu quả nhất.

Frage 1. Hallo anh, cho em hỏi, die Orange nhưng sao sách ghi ein ạ? “Ich glaube, du bist ein Herbsttyp. Dir steht ein leuchtendes Orange sehr gut.”

Hallo em, Orange có 2 nghĩa nhé. Khi có nghĩa quả cam thì là die Orange, còn khi có nghĩa màu da cam thì là das Orange. Ở đây sử dụng ý nghĩa màu da cam để mô tả màu đó phù hợp với kiểu người mùa thu “Herbsttyp” nên phải sử dụng das Orange -> ein leuchtendes Orange.

Frage 2. Hallo chào anh, cho em hỏi nhé: khi nào là phải dùng: benutzen, nutzen. Có gì khác nhau? Danke!

Chào em, 2 động từ này gần như có thể thay thế cho nhau trong đa số trường hợp. Tuy nhiên nutzen mang ý nghĩa rộng và chung hơn benutzen.

Benutzen thường được dùng với ý nghĩa sử dụng một cái gì đó cụ thể (Stift, Handy, Kamera … benutzen). Còn nutzen có thể dùng cả với những thứ trừu tượng, phi vật chất (Funktion, Dienstleistung, Angebot … nutzen)

Frage 3. Cho e hỏi về sự khác nhau giữa “zur Verfügung stehen” và “zur Verfügung stellen”. Nãy e có tra thử nhưng nó đều có nghĩa là có sẵn để sử dụng. E không hiểu lắm ạ.

zur Verfügung stellen nghĩa là em cung cấp cho người khác một cái gì đó để sử dụng. Ví dụ như: Ich stelle dir meinen Stift zur Verfügung – Tức là em cho bạn cái quyền được sử dụng bút của em.

zur Verfügung stehen nghĩa là một cái gì đó đã có sẵn để sẵn sàng sử dụng. Tiếp nối câu ở trên, em có thể nói: Dann steht der Stift dir zur Verfügung – Tức là giờ thì cái bút đã sẵn sàng để bạn sử dụng.

Frage 4. Cho mình hỏi câu Passiv này thì cái nào là Subjekt. Sao lại gạch dưới “Dem Verletzten” và nó lại nằm đầu câu nữa.

Đây là câu chủ động với 2 tân ngữ: Tân ngữ trực tiếp là einen Verband, tân ngữ gián tiếp là dem Verletzten. Do đó có thể biến đổi bị động theo một trong hai tân ngữ.

Có thể chuyển tân ngữ trực tiếp “einen Verband” làm chủ ngữ Nominativ ở câu bị động:

  • Ein Verband wurde dem Verletzten angelegt (Hoặc Dem Verletzten wurde ein Verband angelegt – câu này cũng y hệt chức năng như vậy, chuyển lên làm câu nhìn hay hơn thôi).

Do đề bài gạch chân tân ngữ gián tiếp “dem Verletzten” nên mình nghĩ bạn phải lấy chủ ngữ là “dem Verletzten” mới chuẩn. Nhưng tân ngữ gián tiếp thì không được phép đổi sang Nominativ rồi đưa lên làm chủ ngữ như dạng bị động thông thường được – Không được đổi sang Nominativ là “der Verletzte”, mà phải dùng chủ ngữ giả es:

  • Es wurde dem Verletzten einen Verband angelegt (Hoặc Dem Verletzten wurde einen Verband angelegt – Bỏ es, cũng tương tự chức năng, chỉ làm câu hay hơn. Chú ý: Akkusativ của einen Verband lúc nào cũng phải giữ nguyên).
Frage 5. Cho em hỏi về ngữ pháp: phần Apposition ạ. Có phải phần ngữ pháp này sử dụng giống Relativ không ạ?

2 cái này hoàn toàn khác nhau nhé em.

Về ý nghĩa thì chủ ngữ ở câu quan hệ Relativsatz sẽ thay thế cho chủ ngữ ở câu chính để ko phải nhắc lại nó nữa. Ngoài ra ở câu Relativsatz thì chủ ngữ ở câu chính và chủ ngữ ở câu phụ có thể khác nhau về cách.

  • Ich liebe die Frau (cách 4), die (cách 1) sehr schön ist.

Về ý nghĩa của Apposition thì đơn giản nó chỉ là một danh từ/đại từ bổ sung, làm rõ nghĩa thêm cho danh từ đứng phía trước nó. Ngoài ra với Apposition thì bao giờ danh từ và từ bổ sung ý nghĩa cho danh từ đó cũng luôn mang cùng một cách.

  • Das ist Herr Müller (cách 1), der Lehrer (cũng cách 1) meiner Tochter.
  • Ich kenne Herrn Müller (cách 4), den Lehrer (cũng cách 4) meiner Tochter, schon lange.
  • Ich habe mit Herrn Müller (cách 3), dem Lehrer (cũng cách 3) meiner Tochter, gesprochen.
Frage 6. Ví dụ: Mein Handy ist geklaut worden. Tại sao ko là ist geklaut geworden hả anh?

Hallo em, đây là cấu trúc bị động trong thì quá khứ Perfekt: sein + Partizip 2 + worden. Do đó phải dùng worden cố định ở trong câu ví dụ của em.

Còn geworden không đc dùng trong bị động. Partizip 2 của werden có 2 dạng wordengeworden.

  • worden được dùng trong câu bị động như 1 từ trợ giúp như đã nói ở trên.
  • Còn geworden được dùng trong câu chủ động như 1 động từ hoàn chỉnh với nghĩa “trở thành“: Damals bin ich ein Ingenieur gewordenHồi ấy tôi đã trở thành 1 kỹ sư.
Frage 7. Câu này đổi ra Konjunktiv 2 như thế nào vậy mấy bạn: Heute wird noch nicht gefeiert, denn die Prüfungen sind noch nicht geschrieben worden.

Câu này bao gồm 2 vế: Vế thứ nhất ở dạng bị động hiện tại, còn vế thứ 2 ở dạng bị động quá khứ nên chuyển sang Konjunktiv 2 cũng phải sử dụng Konjunktiv 2 ở dạng bị động cho hiện tại (vế 1) và quá khứ (vế 2).

Theo như bảng sau:

Học tiếng Đức miễn phí với DatTranDeutsch - Bảng Konjunktiv 2

Câu sẽ được biến đổi:

  • Wenn die Prüfungen geschrieben worden wären, würde heute gefeiert.
Frage 8. Hallo anh. Em không hiểu khi nào dùng haben và khi nào dùng es gibt?

Hallo em, 2 cái này cũng khá dễ phân biệt. Một bên es gibt là “có” theo ý nghĩa khách quan, mình nhìn từ ngoài vào và nói “có tồn tại một cái gì đó – there is/there are” (Có một ngôi nhà – tức là có tồn tại một ngôi nhà – Es gibt ein Haus).

Còn một bên haben là “có” nhưng theo ý nghĩa một chủ thể “có” cái gì đó, sở hữu cái gì đó (Tôi có, anh ấy có, nó có – I have, he has, it has) – Tôi có một ngôi nhà – Ich habe ein Haus.

Frage 9. Bạn có thể làm một bài về es gibt, es ist và es sind đc ko. Danke.

Hallo bạn. Nhiều khi cũng có thể dùng lẫn lộn nhưng nếu cần phân biệt thì mình có thể nói như sau:

  • Es gibt: nhấn mạnh vào sự tồn tại của chủ thể được nhắc tới.
  • Wow, es gibt viele Bücher in deinem Raum” – Wow, có thật nhiều sách trong phòng bạn (trước đó tôi ko biết là có nhiều sách như vậy trong phòng bạn)
  • Es gibt eine Kirche in der Stadt” (Có thể bạn đang giới thiệu cho những người bạn của bạn – Những người chưa biết là có sự tồn tại của một nhà thờ trong thành phố này)
  • Es ist / es sind: ko nhấn mạnh vào sự tồn tại của chủ thế được nhắc tới, mà nhấn vào mục đích khác
  • Mama, es sind viele Bonbons in der Dose. Darf ich einen essen?” – Mẹ ơi, trong cái hộp có nhiều kẹo. Con được phép ăn một cái không ạ? – Đứa trẻ đã biết đến sự tồn tại của những cái kẹo, mục đích cần nhấn mạnh ở đây là xin ăn.
  • Es ist jemand an der Tür” (Có ai đó ở cửa – Tôi biết là đang có ai đó ở cửa, chỉ là tôi không biết hắn là ai mà thôi)
Frage 10. Mọi người cho mình hỏi: Sollen + P. II + haben là Grammatik gì?

Grammatik này có tên là Subjektive Modalverben, dịch tạm là dùng các Modalverben theo cách chủ quan. Có 3 loại Modalverben là sollen, müssen và wollen với 3 ý nghĩa khác nhau.

Sử dụng sollen theo cách chủ quan (Bạn nghe đồn từ người khác, nói cách khác nó tương đương với câu Ich habe gehört, dass …)

  • Thì hiện tại: Modalverb + sein/haben
    Er soll sehr reich sein (Người ta khẳng định/đồn rằng anh ấy rất giàu)
  • Thì quá khứ: Modalverb + Partizip 2 + sein/haben
    Er soll sehr reich gewesen sein (Người ta khẳng định/đồn rằng trước đây anh ấy rất giàu)

Sử dụng müssen theo cách chủ quan (Bạn tự khẳng định suy đoán của bạn, không nghe đồn từ người khác)

  • Thì hiện tại: Modalverb + sein/haben
    Sie muss krank sein. (Tôi chắc chắn là cô ấy đang bị ốm)
    Sie muss viel Geld haben (Tôi chắc chắn là cô ấy phải có rất nhiều tiền)
  • Thì quá khứ: Modalverb + Partizip 2 + sein/haben
    Sie muss krank gewesen sein. (Tôi chắc chắn là cô ấy đã từng bị ốm)

Sử dụng wollen theo cách chủ quan (Bạn không nghe đồn từ người khác, mà nghe từ chính đối phương. Ví dụ: “Hôm qua tớ vừa nói chuyện với anh X. Anh ấy nói là nhà anh ấy giàu lắm”.

  • Thì hiện tại: Modalverb + sein/haben
    Er will sehr reich sein (Anh ấy khẳng định là anh ấy rất giàu)
  • Thì quá khứ: Modalverb + Partizip 2 + sein/haben
    Er will sehr reich gewesen sein (Anh ấy khẳng định là trước đây anh ấy rất giàu)
Frage 11. Ở bài Nebensätze, phần trình bày về câu nguyên nhân (weil, da) có thể bổ sung nội dung “denn” không phải câu phụ nhưng vẫn có thể dùng với nghĩa chỉ nguyên nhân không ạ? Ý kiến này là đúng hay sai ạ?

Đúng rồi em, nếu không nói về câu phụ nữa mà chỉ nói về nghĩa chỉ nguyên nhân thì em có thể dùng cả “denn” hoặc “nämlich” như một từ liên kết câu chính.

  • Ich kann nicht heute kommen, denn ich muss arbeiten.
  • Ich kann nicht heute kommen, ich muss nämlich arbeiten.

Ngoài ra, em còn có thể sử dụng các giới từ như “wegen“, “aufgrund” cũng dùng để chỉ nguyên nhân.

  • Wegen / Aufgrund meiner Krankheit gehe ich heute nicht zur Arbeit.
Frage 12. Câu: 59 Prozent der zehnjährigen Mädchen und Jungen in Deutschland seien keine sicheren Schwimmer. Sao ở đây lại dùng Konjunktiv I “seien”?

Konjunktiv 1 được sử dụng khi bạn tường thuật lại hay kể lại những gì người khác nói. Ví dụ ta có một câu trực tiếp như sau:

  • Er sagt: “Dieses Haus ist schön” – Anh ấy nói rằng: “Ngôi nhà đó đẹp”.

Nếu đổi sang dạng Konjunktiv 1 – Tôi kể lại với bạn tôi rằng anh ấy nói ngôi nhà đó đẹp, sẽ là:

  • Ich sage zu meinem Freund: “Er sagt, dieses Haus sei schön”.

Konjunktiv 1 là loại ngữ pháp hàn lâm nên chủ yếu được sử dụng trong báo chí – nơi cần tính chính xác. Như câu trong ví dụ, nếu nói chuyện đơn giản với nhau thì có thể nói:

  • 59 Prozent der zehnjährigen Mädchen und Jungen in Deutschland sind keine sicheren Schwimmer.

Nhưng trên báo chí thì đây là một câu dẫn ngầm, vì thông tin này phải đến từ một nguồn nào đó (Cục thống kê, một cuộc khảo sát, một báo cáo .v.v.) và được tờ tagesschau dẫn lại. Do đó thực chất câu đó đầy đủ có thể là thế này:

  • [Anhand eines Berichts], 59 Prozent der zehnjährigen Mädchen und Jungen in Deutschland seien keine sicheren Schwimmer.
Frage 13. Khi nào mình viết câu dùng quán từ xác định và khi nào không dùng quán từ xác định?

Quán từ xác định:

  • Dùng khi nói về những sự vật hiển nhiên mà ai cũng biết: “Die Erde ist rund” – Trái đất có dạng hình cầu (Không thể dùng Eine Erde ở đây vì ai cũng biết Trái đất nó là cái gì rồi)
  • Dùng khi nói về những điều, những sự vật cụ thể. Ví dụ khi bạn đang nói chuyện với người bạn về xe hơi chẳng hạn. Bạn nói: “Das Auto gehört mir” – Cái ô tô đó thuộc về tớ. Khi bạn nói câu đó, trong đầu bạn đã có hình ảnh của chiếc xe đó rồi, nó mang nhãn hiệu gì, nó sơn màu gì, bạn đều biết hết. Tức là hình ảnh của 1 chiếc xe cụ thể, chứ không phải nói về 1 „khái niệm“ cái xe chung chung nào cả.

Quán từ không xác định:

  • Dùng khi cần đề cập đến đơn vị là 01 (một) của danh từ đó. “Ich habe eine Frage” – Tôi có 1 câu hỏi (mà không phải 2 hay 3 câu)
  • Dùng khi nói về những điều, những sự vật chung chung (ngược với quán từ xác định ở trên): “Eine Hausarbeit sollte aus folgenden Teilen bestehen” – Một bài luận thì nên gồm các phần sau đây. Hoàn cảnh của câu nói này có thể là bạn đang đưa ra lời khuyên cho ai đó về cách viết bài luận chẳng hạn. Khi đó, bạn đang nói đến khái niệm bài luận 1 cách chung chung, trong đầu bạn không có hình ảnh của một bài luận cụ thể, với chủ đề cụ thể, với màu sắc bìa hay giấy cụ thể.

Không có quán từ:

  • Dùng cho quán từ không xác định ở số nhiều: Mình lấy đúng ví dụ ở trên, nhưng sửa thành: “Hausarbeiten sollten aus folgenden Teilen bestehen” – Những bài luận thì nên gồm các phần sau đây. Ý nghĩa của nó ở đây vẫn là đề cập đến khái niệm bài luận chung chung, nhưng ở mức độ số nhiều. Do đó chúng ta bỏ quán từ không xác định eine đi, và chỉ giữ lại danh từ Hausarbeit nhưng ở dạng số nhiều Hausarbeiten.
  • Dùng với các danh từ riêng như tên, thành phố, đất nước, lục địa, hoặc những cụm danh động từ cố định: Ich liebe Lisa (không phải die Lisa hay eine Lisa); Ich komme aus Vietnam; Ich habe Angst
Frage 14. Bạn có thể cho ví dụ để phân biệt trường hợp sử dụng được cả nicht lẫn kein đối với danh từ?

Hallo bạn! Nicht phủ định nhấn mạnh vào hành động, quá trình. Trong khi kein phủ định nhấn mạnh vào chính sự vật, danh từ đó.

Ví dụ 1:

  • Ich spiele nicht Klavier (Tôi không chơi piano – nhấn mạnh vào cả hành động, quá trình chơi đàn piano. Mà tôi đọc sách – chuyển sang một hành động, quá trình khác: Sondern ich lese Bücher).
  • Ich spiele kein Klavier (Tôi không chơi piano – nhấn mạnh vào sự vật, đối tượng ở đây là chiếc đàn piano. Mà tôi chơi ghi-ta: Sondern ich spiele Gitarre!).

Ví dụ 2:

  • Bitte fahren Sie hier nicht Auto! (Làm ơn đừng lái ô tô ở đây – nhấn mạnh vào quá trình lái xe. Mà hãy xuống xe, hãy đi bộ, tức là chuyển sang một quá trình khác: Bitte gehen Sie zu Fuß!)
  • Bitte fahren Sie hier kein Auto! (Làm ơn đừng lái ô tô ở đây – nhấn mạnh vào chủ thể là chiếc ô tô. Mà hãy lái xe máy: Bitte fahren Sie hier Motorrad!)
Frage 15. Cho mình hỏi về cách chuyển đổi từ tính từ sang danh từ (hay còn gọi là danh từ hóa tính từ)

Chào bạn, trong một số trường hợp ta có thể bỏ danh từ phía sau tính từ đilấy phần đã chia làm danh từ luôn nếu như giả định tất cả mọi người đều biết ta đang nói về cái gì

  • Ein fremder Mann -> Ein Fremder.
  • Er hat einen neuen Freund -> Er hat einen Neuen.
  • Wir sprechen über privates Problem -> Wir sprechen über Privates.
Frage 16. Cho em hỏi tại sao “Das ist ein Haus vieler netter Leute” nhưng “Das ist ein Haus meiner netten Brüder“. Đều là Genitiv với số nhiều nhưng sao lại chia netternetten khác nhau?

Hallo em. Das ist ein Haus vieler netter Leute là trường hợp chia đuôi tính từ khi phía trước danh từ không có quán từ. Hãy tưởng tượng câu ở trên sẽ nhìn như thế này:

Das ist ein Haus … Leute: Phía trước Leute rõ ràng ko có quán từ. Giờ em tra bảng Chia đuôi tính từ theo Nullartikel sẽ thấy đối với cách Genitiv + Số nhiều (Leute là số nhiều): Ta sẽ chia đuôi tính từ là -er (VD: guter như trong bảng).

Học tiếng Đức miễn phí với DatTranDeutsch - Bảng chia đuôi tính từ với danh từ không có quán từ

Do đó ta có: Das ist ein Haus vieler netter Leute (Ta coi vielnett như 2 tính từ bình thường liên tiếp nhau thôi và chia đuôi -er với cả 2: vieler netter Leute)

  • Chú ý: andere, einige, viele, wenige, các số zwei, drei… đều tương tự. Đều xem chúng như 2 tính từ liên tiếp khi chúng đi với một tính từ khác.

Nhưng khi em muốn dùng mein hoặc kein đi với một tính từ thì giờ đây mein hoặc kein đóng vai trò như một quán từ: Das ist ein Haus meiner … Brüder: Phía trước Brüder xem như đang tồn tại một quán từ xác định, trong trường hợp này meiner tương đương như một quán từ xác định der (đang ở dạng Genitiv + Plural). Giờ thì em phải chia đuôi tính từ theo bảng quán từ xác định: der guten -> Tương đương ta có meiner nettenDas ist ein Haus meiner netten Brüder.

Học tiếng Đức miễn phí với DatTranDeutsch - Bảng chia đuôi tính từ với quán từ xác định

Frage 17. Cho mình hỏi về những đại từ sở hữu này….

Cẩn thận nhầm lẫn nhé bạn. Vì đây không phải là đại từ sở hữu (Possessivpronomen) mà là quán từ sở hữu (Possessivartikel), vì đại từ có thể đứng một mình còn quán từ thì luôn phải đi kèm với danh từ. Trong các ví dụ của bạn, có thể thấy “meine”, “meinen” luôn được dính kèm với một danh từ nào đó như “Fahrkarte” hay “Schlüssel”, do đó nó là quán từ sở hữu.

Học tiếng Đức miễn phí với DatTranDeutsch - Bảng quán từ sở hữu

Ví dụ so sánh giữa đại từ sở hữu có thể đứng độc lập (meins) và quán từ sở hữu (phải đi kèm với danh từ Buch: mein Buch).

Ist das dein Buch?

  • Ja! Das ist mein Buch
  • Ja! Das ist meins.

(2 câu ý nghĩa tương đương)

Học tiếng Đức miễn phí với DatTranDeutsch - Bảng đại từ sở hữu

Frage 18. Cho mình hỏi “Ich habe gestern meinen Sohn Computer spielen lassen” (Hôm qua tôi ĐÃ cho phép con trai chơi điện tử). Thì quá khứ Perfekt mà sao ko phải là “Ich habe gestern meinen Sohn Computer spielen gelassen

Chào bạn, chúng ta chỉ dùng gelassen trong thì quá khứ Perfekt khi lassen đang đóng vai trò là một động từ đầy đủ Vollverb (lassen có thể đứng một mình).

  • Ich habe gestern mein Handy zu Hause gelassen (Hôm qua tôi ĐÃ để điện thoại ở nhà)

Còn câu ví dụ của bạn, tuy ở thì Perfekt mà lassen lại không chia gelassen bởi vì lassen đang đóng vai trò như một trợ động từ hay có thể nói vai trò của lassen trong trường hợp này giống với vai trò của các Modalverben (müssen, wollen…) – Khi đó lassen luôn phải đi kèm một động từ chính khác, chứ không đứng một mình.

Như bạn đã biết thì Perfekt chia với một câu có Modalverb công thức sẽ là: haben + Verb (Infinitiv) + Modalverb (Infinitiv).

  • VD: hat machen können (haben + 2 động từ nguyên thể đi liền nhau)

Lassen (với vai trò như một Modalverb) ở thì Perfekt cũng chia tương tự như vậy: haben + Verb (Infinitiv) + lassen (Infinitiv). Do đó ta sẽ phải chia là:

  • Ich habe gestern meinen Sohn Computer spielen lassen. (chứ không phải gelassen)
Frage 19. Anh có thể giải thích cho em câu đi trong rừng ven và đi trên bãi biển được ko ạ?

Hallo em,

giới từ “an” đi với “Strand” có 2 trường hợp là :

  • an den Strand gehen = đi đến bãi biển – có sự chuyển động, chúng ta từ 1 nơi khác và đi đến bãi biển. Do đó ở đây xem như trả lời cho câu hỏi Wohin – đi đến đâu, em phải dùng Akkusativ “an den”.
  • am Strand spazieren gehen = đi dạo trên bãi biển – cũng có sự chuyển động, nhưng chúng ta đã ở sẵn tại địa điểm bãi biển rồi. Do đó ở đây xem như trả lời cho câu hỏi Wo – đi dạo ở đâu, em phải dùng Dativ “an dem = am”.

Tương tự cho giới từ “in” đi với “Wald”:

  • in den Wald gehen = đi vào trong rừng (Akkusativ)
  • im Wald spazieren gehen = đi dạo trong rừng (Dativ)
Frage 20. A ơi… cái cấu trúc zwar.. aber có nghĩa sao vậy ạ?

Hi em, cấu trúc đó dịch là tuy… nhưng. Em có thể xem mấy ví dụ này:

  • Er war zwar krank, aber er ging zur Arbeit. (Tuy anh ấy bị ốm, nhưng anh ấy vẫn đi làm)
  • Sie hat zwar wenig Zeit, aber sie hilft mir. (Tuy cô ấy có ít thời gian, nhưng cô ấy vẫn giúp tôi)
Frage 21. Câu e light màu cam ạ. “Vom Fachwerkhaus tới Unterkünften” là Subjekt đúng k ạ? Vậy verb là bieten mới đúng phải k a?

Chủ ngữ là “das Jugendherbergswerk” em ơi, nên bài viết chia bietet là đúng rồi. Còn cả cụm “Vom…Unterkünften” là cụm trạng ngữ thôi. Tân ngữ trong câu này là “Schlaf- und Urlaubsgelegenheiten”.

Frage 22. Bài thứ 2, e không hiểu khúc e highlight ạ, vì sao trật tự sắp xếp thú tự từ lại như vậy? Dẫu e biết denen là Relativ.

Cái này là họ 2 lần dùng đại từ quan hệ: dass den Erzeugern ein Mindestpreis für ihre Produkte gezahlt wird, der über denen des herkömmlichen Handels liegt – một mức giá sàn sẽ được trả cho các nhà sản xuất cho các sản phẩm của họ, cái giá sàn đó sẽ cao hơn các giá sàn của các hoạt động thương mại thông thường. Der über denen – der thay thế cho Mindestpreis, denen thay thế cho Mindestpreise.

Frage 23. Em ko hiểu lắm các thành phần trong 1 câu tiếng đức anh ạ. Em ko biết là trong 1 câu bình thường thì chủ ngữ r đến verb hay là đảo verb lên đầu r đến chủ ngữ anh ạ. Hình như là chủ ngữ r đến verb đúng ko anh? Cơ mà em thấy mấy cái đề bài trong sách tiếng đức em học họ toàn đảo verb lên đầu. Kiểu như Sprechen Sie nach ý anh.

Thông thường thì động từ bao giờ cũng đứng ở vị trí số 2, phía sau vị trí đầu tiên là chủ ngữ. Nhưng khi em đảo một bộ phận trong câu lên đầu tiên nhằm mục đích nhấn mạnh bô phận đó thì lúc đó động từ vẫn đứng ở vị trí số 2 nhưng chủ ngữ sẽ không còn ở vị trí đầu tiên nữa mà tụt xuống thứ 3.

VD câu gốc:

  • Ich stehe am Vormittag um 7:30 Uhr auf. (Ich: Chủ ngữ số 1, stehe: động từ (tách) số 2, trạng từ thời gian am Vormittag số 3)

Nhưng khi cần nhấn mạnh vào vấn đề thời gian, có thể đảo lại:

  • Am Vormittag stehe ich um 7:30 Uhr auf (Trạng từ thời gian am Vormittag số 1, stehe: động từ (tách) số 2, ich: Chủ ngữ số 3). Không được cho thêm dấu phẩy vào câu (như kiểu Am Vormittag, stehe ich …) vì đây là một câu nguyên vẹn.

Còn về phần em hỏi Sprechen Sie …. thì đó là câu cầu khiến nên động từ bắt buộc phải cho lên đầu tiên.

https://dattrandeutsch.com/ngu-phap/imperativ-cau-cau-khien-a1/

Frage 24. Anh ơi, cho e hỏi bài này sao là “verschiedensten Quellen” ạ?

Dùng verschiedensten Quellen ở đây nhằm nhấn mạnh là “tất cả các nguồn khác nhau” chứ không chỉ đơn thuần là verschiedenen Quellen – “các nguồn khác nhau”. Em có thể nhớ cấu trúc: in den verschiedensten Situationen = in all kinds of situations.

Frage 25. rentenversicherungspflichtig là Adj đúng k ạ? A có thể dịch giúp e câu này k ạ. E k hiểu lắm.

Câu này em có thể dịch thoát nghĩa là: Trong thời gian đi làm, nếu người ta (đã) đóng bảo hiểm hưu trí (đầy đủ), thì sau khi về hưu – ở độ tuổi 67, sẽ nhận được lương hưu từ nhà nước.

Frage 26. Die Deutschen : là Plural, nhiều người Đức phải k ạ? Mà sao ở dưới là “Viele Deutsche” vậy ạ? Và cụm “bis hin zu” nghĩa là gì ạ? E k hiểu câu : Diese Freunde an Gewohntem erstreckt sich bis hin zu einer regelrechten Faulheit.

Câu 1: Em xem link này:

https://de.wiktionary.org/wiki/Deutscher

a) Plural của danh từ không có quán từ – ohne Artikel sẽ là: Deutsche

b) Plural của danh từ đi với quán từ xác định – mit bestimmtem Artikel sẽ là: die Deutschen

Do đó trường hợp viele Deutsche ở trong ảnh sẽ là trường hợp a) với viel- ở đây là một tính từ đứng trước danh từ ohne Artikel số nhiều Deutsche -> Chia viel thành viele + Deutsche -> viele Deutsche.

Trường hợp b) thì rõ ràng rồi. Trong bài cũng có “die” sẵn chỉ quán từ xác định số nhiều -> “Häufig bleiben die Deutschen…”

Câu 2: Diese Freude an Gewohntem erstreckt sich bis hin zu einer regelrechten Faulheit = Sự thoải mái/vui vẻ nhờ những thói quen này dẫn đến (kéo đến) một sự lười biếng thực sự.

(regelrecht = wirklich, real, tatsächlich)

Frage 27. Anh Đạt ơi cho em hỏi chút, nếu như trong câu mà có 2 verbs thỳ viết ntn ạ?? Tại trong bài trên em ghi là: “Am Mittag koche und mittagesse ich um 10.45 Uhr mit meinem Bruder.” Cô gạch mittagesse of em thỳ là em viết thừa hả anh???

Vì không có động từ mittagessen nên cô gạch thôi em. Câu đó em có thể viết lại là:

  • Am Mittag koche ich und dann esse ich mein Mittagessen um 10:45 Uhr mit meinem Bruder.

Hoặc:

  • Am Mittag koche ich und ich esse mein Mittagessen um 10:45 Uhr mit meinem Bruder.

Sau liên từ “und” là một câu bình thường không được đảo động từ lên trước. Nếu em muốn đảo thì em phải thêm một bộ phận trạng từ hay bổ ngữ vào. Như câu đầu tiên anh thêm “dann” vào sau “und”. Vì có từ “und” trong câu, do đó em không nên viết: “Am Mittag koche und esse ich …” vì nó sẽ vi phạm nguyên tắc sau “und” không được đảo trực tiếp. Em có thể viết “Am Mittag koche und dann esse ich…” hoặc dùng câu đầu tiên như trên của anh.

Frage 28. A ơi. Cho em hỏi khi nào dùng seit, khi nào dùng seitdem vậy a? E tìm trong blog a mà k tìm thấy bài nào hướng dẫn cả.

Hallo em, Nếu em dùng kết hợp với câu phụ ở đằng sau seit/seitdem thì 2 cái này nghĩa tương đương nhau khi em dùng với một mệnh đề mang ý nghĩa „từ khi“:

  • Seit ich viel Geld habe, habe ich viele Sachen gekauft (Từ khi tôi có tiền, tôi đã mua rất nhiều đồ)
  • Seitdem ich viel Geld habe, habe ich viele Sachen gekauft (Từ khi tôi có tiền, tôi đã mua rất nhiều đồ)

Nhưng riêng seit thì còn có thể dùng như một giới từ đi kèm thời gian, còn seitdem thì không thể. VD: Seit 2 Jahren (từ 2 năm nay), seit heute morgen (kể từ sáng nay), seit 1999 (từ năm 1999) ….

  • Seit 2016 lerne ich Deutsch (Tôi học tiếng Đức từ năm 2016 – và hiện giờ vẫn còn đang học)
Frage 29. Cho e hỏi câu này nha. Tại sao là einsetzende ạ. Mà k phải là einsetzte? Vì Industrialiesierung là vorbei rồi chứ ạ. Mặt khác câu này trong quá khứ nữa.

Vì einsetzen ở đây dùng theo ý nghĩa chủ động (phát sinh, hình thành, khởi nguồn) nên em phải dùng Partizip 1 ở đây: Sự công nghiệp hóa khởi nguồn từ thế kỷ 19. Thực ra nếu dịch theo nghĩa tiếng Việt là “được phát sinh, được hình thành” từ thế kỷ 19 cũng ko sai nhưng nếu xét kỹ thì bản thân sự việc “công nghiệp hóa” nó tự thân diễn ra nên phải dùng theo nghĩa chủ động thì chuẩn hơn. Câu quá khứ ko ảnh hưởng gì đến việc lựa chọn P1 hay P2 vì cả 2 cấu trúc đều có thể dùng với quá khứ. Em đọc lại bài này của anh nhé:

https://dattrandeutsch.com/ngu-phap/partizip-1-va-partizip-2-trong-tieng-duc/

Frage 30. A ơi. Cho e hỏi. Hervor ở câu thứ 2 mang nghĩa là gì vậy ạ?

Nó ko phải là từ riêng lẻ mà là tiền tố của động từ hervorgehen (ra đời, bắt nguồn) nhé em. Câu đó dịch là: “Điều này bắt nguồn từ một nghiên cứu khoa học của tổ chức lao động quốc tế”.

Khóa học offline Ôn thi A1 theo cách hiệu quả tại Hà Nội kéo dài trong 3 tuần liên tục với 15 buổi nhằm xây dựng một sự chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi Start Deutsch 1 được tổ chức tại viện Goethe.

Ebook Ôn thi tiếng Đức B1 – Kỹ năng Viết dày 172 trang, cung cấp những lưu ý và gợi ý quan trọng khi làm bài thi Viết Goethe B1. Đi kèm là 20 đề mẫu kèm lời giải cụ thể.

Sách Ngữ pháp tiếng Đức theo cách dễ hiểu Version 2.0 dày 531 trang in màu 100%. Nội dung của sách bao gồm toàn bộ ngữ pháp tiếng Đức từ A1 đến C1 được sắp xếp theo 45 chương từ dễ đến khó.

Sách 3000 từ vựng tiếng Đức thông dụng dày 400 trang in màu 100% cung cấp 3000 từ vựng quan trọng và phổ biến trong cuộc sống hàng ngày cũng như thường xuyên xuất hiện trong các giáo trình dạy và học tiếng Đức.

Sách Bài tập Ngữ pháp tiếng Đức theo cách dễ hiểu dày 312 trang in màu 100%. Cuốn sách giúp bạn luyện tập thành thạo các dạng bài tập ngữ pháp tiếng Đức từ trình độ A1 đến C1.

Sách Ôn thi tiếng Đức theo cách hiệu quả – A1 dày 400 trang in trên giấy couché. Sách giúp người học vượt qua kỳ thi A1 bằng những hướng dẫn về cách giải đề thi một cách tỉ mỉ cũng như giúp rèn luyện tư duy làm bài thi một cách hiệu quả nhất.

Tác giả

Các bình luận

  1. Trường Trả lời
  2. Thiện Trả lời
  3. Michel Trả lời
  4. Hằng Phương Trả lời
  5. Hằng Phương Trả lời
  6. Hằng Phương Trả lời
  7. Thành Trả lời
  8. thành Trả lời
  9. Vương Nam Trả lời
  10. Vương Nam Trả lời
  11. Vuong Trả lời
  12. Caroline Trả lời
  13. Khanh Trả lời
  14. Khanh Trả lời
  15. Khanh Trả lời
  16. Khanh Trả lời
  17. Ngọc Trả lời
  18. german Trả lời
  19. Thich tieng Duc Trả lời
  20. hânnn Trả lời
  21. Văn đức Trả lời

Bình luận của bạn