Trong bài này chúng ta sẽ chỉ tập trung nói về Konjunktiv 2. Vì Konjunktiv 1 ít được sử dụng hơn, nó chủ yếu được dùng để tường thuật lại lời nói của một người nào khác, hay còn gọi là lối nói gián tiếp (indirekte Rede), nên mình sẽ có một bài tổng hợp riêng về Konjunktiv 1 sau.
Đọc thêm:
Ebook Ôn thi Goethe B1 – Kỹ năng Viết và Nói dày lần lượt 172 trang và 207 trang, cung cấp những lưu ý và gợi ý quan trọng khi làm bài thi Viết & Nói Goethe B1. Đi kèm là 20 đề mẫu kèm lời giải cụ thể.
Sách Ngữ pháp tiếng Đức theo cách dễ hiểu Version 2.0 dày 531 trang in màu 100%. Nội dung của sách bao gồm toàn bộ ngữ pháp tiếng Đức từ A1 đến C1 được sắp xếp theo 45 chương từ dễ đến khó.
Sách 3000 từ vựng tiếng Đức thông dụng dày 400 trang in màu 100% cung cấp 3000 từ vựng quan trọng và phổ biến trong cuộc sống hàng ngày cũng như thường xuyên xuất hiện trong các giáo trình dạy và học tiếng Đức.
Sách Bài tập Ngữ pháp tiếng Đức theo cách dễ hiểu dày 312 trang in màu 100%. Cuốn sách giúp bạn luyện tập thành thạo các dạng bài tập ngữ pháp tiếng Đức từ trình độ A1 đến C1.
Sách Ôn thi tiếng Đức theo cách hiệu quả – A1 dày 400 trang in trên giấy couché. Sách giúp người học vượt qua kỳ thi A1 bằng những hướng dẫn về cách giải đề thi một cách tỉ mỉ cũng như giúp rèn luyện tư duy làm bài thi một cách hiệu quả nhất.
Bởi vì chủ đề Konjunktiv 2 rất rộng và dàn trải cho cả 3 trình độ B1, B2 và C1 nên mình cũng sẽ chia bài viết theo 3 trình độ đó từ trên xuống dưới để bạn có thể dễ theo dõi.
- Trình độ B1: Cách sử dụng Konjunktiv 2 trong thì hiện tại (bao gồm cả Konjunktiv 2 với Modalverb)
- Trình độ B2: Cách sử dụng Konjunktiv 2 trong thì quá khứ (bao gồm cả Konjunktiv 2 với Modalverb)
- Trình độ C1: Cách sử dụng bị động trong Konjunktiv 2 (cả hiện tại và quá khứ) + cách sử dụng bị động trong Konjunktiv 2 với Modalverb (cả hiện tại và quá khứ).
Trước khi đi vào tìm hiểu xem Konjunktiv 2 là gì? Chúng ta sẽ nói qua về Thức trong tiếng Đức. Trong tiếng Đức chỉ có tổng cộng 3 Thức:
Indikativ – Chỉ định thức: Miêu tả thế giới thực, nói về tất cả những gì thực sự đang diễn ra.
- Ich wohne in Vietnam.
- Das Buch wird gelesen.
Imperativ – Mệnh lệnh thức: Dùng để đưa ra một mệnh lệnh hoặc một lời yêu cầu, ra lệnh hay cầu khẩn ai làm việc gì đó. Xem thêm: Imperativ
- Gib mir dein Handy.
Konjunktiv – Giả định thức: Đối lập hoàn toàn với Indikativ. Konjunktiv là một thức dùng để miêu tả một thế giới không có thật, nói về tất cả những ước mơ, tưởng tượng, giả định …
- Ich wäre gern ein Millionär.
MỤC LỤC
- Cách xây dựng Konjunktiv 2 trong hiện tại
- Cách sử dụng Konjunktiv 2 trong hiện tại
- Dùng để nói lên một ước muốn, một nguyện vọng (Irrealer Wunschsatz)
- Dùng để nói về những điều kiện không/chưa có thật (Irrealer Konditionalsatz)
- Dùng để yêu cầu, nhờ vả một cách rất lịch sự (còn được dùng khi gọi món hay đặt mua một thứ gì đó) – Höfliche Bitte
- Dùng để so sánh với một sự việc không có thật (Irreale Vergleiche)
- Dùng để đưa ra lời khuyên (Ratschläge geben)
- Cách xây dựng Konjunktiv 2 trong quá khứ
- Cách sử dụng Konjunktiv 2 trong quá khứ
- Konjunktiv 2 trong thì quá khứ với Modalverb
- Bị động ở thì hiện tại trong Konjunktiv 2
- Bị động ở thì hiện tại với Modalverb trong Konjunktiv 2
- Bị động ở thì quá khứ trong Konjunktiv 2
- Bị động ở thì quá khứ với Modalverb trong Konjunktiv 2
- Bảng tổng hợp toàn bộ cách chia Konjunktiv 2
Cách xây dựng Konjunktiv 2 trong hiện tại
Cách xây dựng Konjunktiv 2 chỉ có ba bước rất đơn giản:
- Lấy dạng quá khứ Präteritum theo ngôi thứ 3 số ít của động từ cần chia.
- Thêm Umlaut vào a, o, u
- Thêm –e vào cuối động từ nếu động từ đó không kết thúc bằng –e -> Thu được dạng Konjunktiv 2
- sein -> war -> wäre
- haben -> hatte -> hätte
- gehen -> ging -> ginge
- kommen -> kam -> käme
- können -> konnte -> könnte
Cách xây dựng Konjunktiv 2 như ở trên được gọi là cách xây dựng thực chất.
Tuy nhiên việc phải nhớ hết các dạng Präteritum rất khó, do đó trong tiếng Đức còn có một cách xây dựng Konjunktiv 2 vô cùng đơn giản, còn gọi là cách xây dựng thay thế: würden + Infinitiv.
- Ich würde nach Paris kommen (Thay thế cho phương án ít được sử dụng: Ich käme nach Paris)
- Würdest du Mathematik lernen? (Thay thế cho phương án ít được sử dụng: Lerntest du Mathematik?)
- Wir würden gerne ins Kino gehen. (Thay thế cho phương án ít được sử dụng: Wir gingen gerne ins Kino.)
Nhưng với nhóm 3 động từ sein/haben/werden và nhóm 6 động từ khuyết thiếu Modalverben (dürfen, können, mögen, müssen, sollen, wollen), bạn luôn luôn phải sử dụng cách xây dựng thực chất đối với Konjunktiv 2.
Nghĩa là không dùng würden + sein, würden + haben, würden + können, würde + sollen … Mà bạn phải chia như đúng quy tắc ở trên: Präteritum -> Thêm Umlaut cho a, o, u -> Thêm đuôi -e
Nhóm 3 động từ sein/haben/werden:
Nhóm 6 động từ khuyết thiếu Modalverben:
Cách sử dụng Konjunktiv 2 trong hiện tại
Sau khi đã hiểu rõ cách xây dựng Konjunktiv 2, bây giờ chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu: Khi nào thì người ta phải sử dụng Konjunktiv 2?
Như đã nói ở trên, Konjunktiv 2 là một thức dùng để miêu tả một thế giới không có thật, nói về tất cả những ước mơ, tưởng tượng, giả định. Do đó, nó sẽ được dùng trong những trường hợp sau:
Dùng để nói lên một ước muốn, một nguyện vọng (Irrealer Wunschsatz)
- Ich wäre gern ein Millionär (Ước gì tôi là triệu phú). Sự thật: Tôi đang nghèo rớt mồng tơi.
- Ich hätte gerne einen großen Bruder (Ước gì mình có một người anh trai). Sự thật: Tôi là con một hoặc tôi chỉ có em trai/gái hoặc chị gái.
- Ich würde gerne einmal Obama treffen (Ước gì tôi được gặp Obama một lần). Sự thật: Tôi mới chỉ được nhìn thấy ông ta qua tivi.
Các bạn lưu ý, chữ gern/gerne ở đây đóng vai trò rất quan trọng để phân biệt giữa câu Konjunktiv 2 đang nói về ước muốn và câu Konjunktiv 2 đang nói về một điều kiện. Chúng ta sẽ xem ngay sau đây.
Dùng để nói về những điều kiện không/chưa có thật (Irrealer Konditionalsatz)
- Ich würde dir helfen, wenn ich viel Geld hätte. (Tôi sẽ giúp bạn, nếu tôi có nhiều tiền). Sự thật: Tôi đang cháy túi, tôi đang không có nhiều tiền. Nên việc tôi giúp bạn chỉ là một sự giả định, việc tôi có nhiều tiền cũng chỉ là giả định. Do đó chúng ta phải dùng Konjunktiv 2 để miêu tả cả hai sự việc đó.
- Es wäre schön, wenn die Menschen nicht krank würden. (Sẽ thật là tốt, nếu con người không bị bệnh). Sự thật: Con người lúc nào cũng phải đối mặt với bệnh tật. Do đó cả hai sự việc đều là giả định.
Các bạn có thể thấy, khi không còn chữ gern/gerne đi kèm nữa, câu văn sẽ dịch ra theo nghĩa là “Tôi sẽ …”, “Nó sẽ …” với một điều kiện nào đó, chứ không còn dịch theo nghĩa là “ước gì” nữa.
Dùng để yêu cầu, nhờ vả một cách rất lịch sự (còn được dùng khi gọi món hay đặt mua một thứ gì đó) – Höfliche Bitte
- Könntest du mir bitte helfen? (Cách dùng với Konjunktiv 2 như vậy lịch sự hơn là dùng: Kannst du mir bitte helfen?)
- Dürfte ich fragen? (Cách dùng với Konjunktiv 2 như vậy lịch sự hơn là dùng: Darf ich fragen?)
- Ich hätte gern eine Cola (Tôi muốn (mua) một lon Coca) – Ở đây bạn thấy cũng là cấu trúc Konjunktiv 2 + gern/gerne nhưng đây không phải là ước muốn vì điều ước quá nhỏ bé – Thường được dùng trong cửa hàng, quán ăn và được hiểu là một cách gọi món hay mua đồ một cách lịch sự.
Dùng để so sánh với một sự việc không có thật (Irreale Vergleiche)
Luôn đi kèm với cụm từ als ob, als wenn (như thể là – as if)
- Er gibt viel Geld aus, als ob er Bill Gates wäre (Anh ấy tiêu nhiều tiền như thể anh ấy là Bill Gates vậy)
Dùng để đưa ra lời khuyên (Ratschläge geben)
- Mit dieser Krankheit sollten Sie zum Arzt gehen. (Với căn bệnh này, ông nên đi khám bác sĩ)
- An deiner Stelle würde ich die Hausaufgaben sofort machen (Nếu ở vào vị trí của bạn thì mình sẽ làm bài tập về nhà ngay tức khắc)
- Wenn ich du wäre, würde ich Max heiraten (Nếu mình là cậu, mình sẽ kết hôn với Max)
Cách xây dựng Konjunktiv 2 trong quá khứ
Cần lưu ý một điều là: Konjunktiv 2 trong thì quá khứ chỉ áp dụng cho thì quá khứ Perfekt. Do đó chúng ta sẽ luôn lấy cách xây dựng thì Perfekt trong Indikativ để áp dụng sang cho Konjunktiv 2.
Cách xây dựng thì Perfekt:
haben/sein (cần chia) + Partizip II
- hat gemacht
- bin geflogen
-> Cách xây dựng Konjunktiv 2 trong quá khứ: Đơn giản chỉ cần chuyển haben/sein sang dạng Konjunktiv 2 và vẫn giữ nguyên Partizip II:
- hätte gemacht
- wäre geflogen
Cách sử dụng Konjunktiv 2 trong quá khứ
Hãy tưởng tượng, có những việc mà bạn đã từng làm trong quá khứ. Bạn làm sai, bạn làm nhầm, bạn phạm sai lầm, giờ bạn hối tiếc, dằn vặt, ân hận và bạn nói: “Giá mà (hồi đấy) mình …” hay “Nếu mà (hồi đấy) mình …” . Đó chính là lúc bạn đang dùng Konjunktiv 2 trong thì quá khứ.
- Dịch: Nếu mà mình nhìn thấy cậu, thì mình đã chào cậu rồi.
- Bối cảnh: Hôm qua một người bạn nhìn thấy tôi trên đường và cô ấy vẫy tay chào tôi. Nhưng lúc đó tôi đang mải nghe điện thoại nên không nhìn thấy cô ấy. Do đó tôi đã không chào lại cô ấy.
- Sự thật 1 đã xảy ra trong quá khứ: Tôi đã không nhìn thấy cô ấy -> Giả định trong quá khứ: Nếu mà tôi nhìn thấy
- Sự thật 2 đã xảy ra trong quá khứ: Tôi đã không chào cô ấy -> Giả định trong quá khứ: Thì lúc đó tôi sẽ chào.
- Dịch: Giá mà tôi có đủ tiền, thì tôi đã tới Đức.
- Bối cảnh: Hồi đó nhà nghèo không đủ tiền nên tôi đã không thể tới Đức.
- Sự thật 1 đã xảy ra trong quá khứ: Không đủ tiền -> Giả định trong quá khứ: Giá mà hồi đó đủ tiền
- Sự thật 2 đã xảy ra trong quá khứ: Đã không thể tới Đức -> Giả định trong quá khứ: Thì lúc đó sẽ tới Đức.
Konjunktiv 2 trong thì quá khứ với Modalverb
Khi nào thì dùng Konjunktiv 2 trong thì quá khứ với Modalverb?
Cách dùng cũng tương tự như ở trên, khi bạn muốn thay đổi một hành động gì đó đã xảy ra trong quá khứ nhưng hành động đó cần đi kèm với một động từ khuyết thiếu để làm rõ thêm nghĩa của nó thì lúc đó bạn dùng Konjunktiv 2 trong thì quá khứ với Modalverb.
Cách xây dựng thì Perfekt với Modalverb:
haben (cần chia) + Infinitiv (Vollverb) + Infinitiv (Modalverb)
- habe machen können
- hat fliegen müssen
Lưu ý: Không bao giờ dùng trợ động từ sein kể cả khi động từ chính miêu tả một sự chuyển động hay thay đổi trạng thái. Luôn dùng haben khi xây dựng thì Perfekt với Modalverb.
-> Cách xây dựng Konjunktiv 2 trong quá khứ với Modalverb: Đơn giản chỉ cần chuyển haben sang dạng Konjunktiv 2 và vẫn giữ nguyên hai Infinitiv ở đằng sau
- hätte machen können
- hätte fliegen müssen
Lưu ý: Không bao giờ dùng trợ động từ wären kể cả khi động từ chính miêu tả một sự chuyển động hay thay đổi trạng thái. Luôn dùng hätten khi xây dựng Konjunktiv 2 trong quá khứ với Modalverb.
Ví dụ:
- Wenn du mich gefragt hättest, hätte ich dir helfen können: Nếu (lúc đó) cậu hỏi mình, thì (lúc đó) mình đã có thể giúp cậu rồi.
Chú ý: Trong câu phụ sẽ có một chút thay đổi về vị trí của trợ động từ hätten. Lúc đó hätten sẽ đứng trước 2 Infinitiv chứ không bị chuyển xuống cuối câu phụ như thông thường. Chúng ta có thể xem ví dụ ở bên dưới:
- Wenn du hättest abnehmen wollen, hättest du Sport treiben müssen: Nếu (hồi ấy) cậu muốn giảm cân, thì (hồi ấy) cậu phải tập luyện thể thao.
- Ich hätte meine Eltern fragen müssen, ob ich nach Paris hätte fliegen dürfen: Lẽ ra (lúc đó) tôi phải hỏi bố mẹ, xem liệu tôi có được phép đến Paris không.
Trước hết là một câu ví dụ với Konjunktiv 2 ở quá khứ ở cả hai vế:
- Dịch: Nếu anh ấy không lỡ xe Bus, thì anh ấy đã không phải chạy cả quãng đường đó.
- Sự thật: Anh ấy ĐÃ lỡ xe Bus và anh ấy ĐÃ phải chạy cả quãng đường đó.
Bây giờ là một câu tương tự nhưng với Konjunktiv 2 ở quá khứ và hiện tại:
- Dịch: Nếu anh ấy không lỡ xe Bus, thì bây giờ anh ấy sẽ không phải chạy cả quãng đường.
- Sự thật: Anh ấy cũng ĐÃ lỡ xe Bus, nhưng anh ấy CHƯA phải chạy cả quãng đường, mà anh ấy sẽ phải thực hiện điều đó vào bây giờ, anh ấy sắp sửa phải chạy cả quãng đường ngay bây giờ.)
Cho đến bây giờ, khi nào cần sử dụng Konjunktiv 2 trong hiện tại và quá khứ đã không còn là khó khăn đối với bạn. Do đó chỉ cần lưu ý thêm một điều: Sử dụng bị động khi ý nghĩa câu đó đòi thể bị động. Chỉ đơn giản như vậy.
Chủ yếu chúng ta sẽ nghiên cứu về cách thức xây dựng cấu trúc bị động của nó.
Bị động ở thì hiện tại trong Konjunktiv 2
Cách xây dựng bị động ở thì hiện tại:
werden (cần chia) + Partizip II
- wird gemacht
-> Cách xây dựng bị động ở thì hiện tại trong Konjunktiv 2: Đơn giản chỉ cần chuyển werden sang dạng Konjunktiv 2 và vẫn giữ nguyên Partizip II.
- würde gemacht
Ví dụ:
- Dịch: Nếu bạn không để ý đến cái điện thoại, nó sẽ bị ăn cắp đấy.
- Sự thật: Cái điện thoại vẫn còn nguyên, chưa bị mất
Bị động ở thì hiện tại với Modalverb trong Konjunktiv 2
Cách xây dựng bị động ở thì hiện tại với Modalverb:
Modalverb (cần chia) + Partizip II + werden
- kann gemacht werden
-> Cách xây dựng bị động ở thì hiện tại với Modalverb trong Konjunktiv 2: Đơn giản chỉ cần chuyển Modalverb sang dạng Konjunktiv 2 và vẫn giữ nguyên Partizip II + werden
- könnte gemacht werden
Ví dụ:
- Dịch: Nếu tôi làm tổng thống, thì một vài điều luật sẽ phải được thay đổi.
- Sự thật: Chưa có điều luật nào được thay đổi cả và tôi cũng chẳng phải là tổng thống
Bị động ở thì quá khứ trong Konjunktiv 2
Cách xây dựng bị động ở thì quá khứ (Perfekt):
sein (cần chia) + Partizip II + worden
- ist gemacht worden
-> Cách xây dựng bị động ở thì quá khứ trong Konjunktiv 2: Đơn giản chỉ cần chuyển sein sang dạng Konjunktiv 2 và vẫn giữ nguyên Partizip II + worden
- wäre gemacht worden
Ví dụ:
- Dịch: Nếu (hồi đó) bạn không để ý đến cái điện thoại, thì nó đã bị ăn cắp rồi đấy.
- Để ý: Vế trước từ “aufpassen würdest” (K.II trong hiện tại) cũng phải được chuyển thành “aufgepasst hättest” (K. II trong quá khứ)
Bị động ở thì quá khứ với Modalverb trong Konjunktiv 2
Cách xây dựng bị động ở thì quá khứ (Perfekt) với Modalverb:
haben (cần chia) + Partizip II + werden + Modalverb
- hat gemacht werden können
-> Cách xây dựng bị động ở thì quá khứ với Modalverb trong Konjunktiv 2: Đơn giản chỉ cần chuyển haben sang dạng Konjunktiv 2 và vẫn giữ nguyên Partizip II + werden + Modalverb
- hätte gemacht werden können
Ví dụ:
- Dịch: Nếu (hồi đó) tôi làm tổng thống, thì một vài điều luật đã phải được thay đổi rồi.
- Để ý: Vế trước từ “Präsident wäre” (K.II trong hiện tại) cũng phải được chuyển thành “Präsident gewesen wäre” (K. II trong quá khứ)
Bảng tổng hợp toàn bộ cách chia Konjunktiv 2
Ebook Ôn thi Goethe B1 – Kỹ năng Viết và Nói dày lần lượt 172 trang và 207 trang, cung cấp những lưu ý và gợi ý quan trọng khi làm bài thi Viết & Nói Goethe B1. Đi kèm là 20 đề mẫu kèm lời giải cụ thể.
Sách Ngữ pháp tiếng Đức theo cách dễ hiểu Version 2.0 dày 531 trang in màu 100%. Nội dung của sách bao gồm toàn bộ ngữ pháp tiếng Đức từ A1 đến C1 được sắp xếp theo 45 chương từ dễ đến khó.
Sách 3000 từ vựng tiếng Đức thông dụng dày 400 trang in màu 100% cung cấp 3000 từ vựng quan trọng và phổ biến trong cuộc sống hàng ngày cũng như thường xuyên xuất hiện trong các giáo trình dạy và học tiếng Đức.
Sách Bài tập Ngữ pháp tiếng Đức theo cách dễ hiểu dày 312 trang in màu 100%. Cuốn sách giúp bạn luyện tập thành thạo các dạng bài tập ngữ pháp tiếng Đức từ trình độ A1 đến C1.
Sách Ôn thi tiếng Đức theo cách hiệu quả – A1 dày 400 trang in trên giấy couché. Sách giúp người học vượt qua kỳ thi A1 bằng những hướng dẫn về cách giải đề thi một cách tỉ mỉ cũng như giúp rèn luyện tư duy làm bài thi một cách hiệu quả nhất.
Bài viết rất chi tiết và dễ hiểu, cảm ơn anh.
Cảm ơn em đã ghé thăm ^_^ Nếu em có băn khoăn về dạng cấu trúc nào trong tiếng Đức thì cứ để lại đề xuất nhé, anh đang thực hiện dần dần loạt bài viết chủ đề theo yêu cầu của mọi người 😀
Cảm ơn em về những bài viết, muốn có cơ hội để học hỏi nhưng khó quá
Cảm ơn anh nhiều 😀 Nhưng sao lại khó có cơ hội để học hỏi ạ?
Anh đang học khóa Intensiv, giáo viên bản địa nên ngôn ngữ bất đồng. Họ giảng giải ngữ pháp nên mù tịt kkkk
Vâng, học giáo viên Đức thì hơi khó hiểu về mặt ngữ pháp chút nhưng lại được cái môi trường nghe rất tốt cho tai của anh phản xạ nhạy hơn ? Còn nói thì cũng tùy vào sự năng động của chính mình. ? Nếu anh có gì khó khăn trong lúc học cứ nhắn em nhé.
a oi cho e hoi ve phan daran daueber worau woran vs a
Hallo Huyền, em xem bài này nhé: https://dattrandeutsch.com/ngu-phap/verben-mit-prapositionalobjekt-dong-tu-di-kem-gioi-tu-a2/
Bài viết giải thích cụ thể và dễ hiểu, nhờ bài viết mà em phần nào rõ nghĩa và chủ động dùng trôi chảy hơn trong giao tiếp, cảm ơn ad nhiều ạ
Cảm ơn em nhiều 😀 A rất vui khi thấy bài viết có ích cho em trong học tập và trong cuộc sống. Đón đọc các bài viết tiếp theo trên blog của a nhé 🙂
Thay Dat viet rat de hieu. cam on thay nhieu. Toi co 1 cau hoi tai sao trong bang Modalverben o thi qua khu cua thay lai co 7 dong tu, ma trong bai viet nay thay noi la co 6 dong tu khuyet thieu, Modalverben. The con dong tu moechten la gi a.
Cam on thay Dat
Chào anh, cảm ơn anh đã để lại bình luận. Vì möchten chia ở Konjunktiv 2 giống hệt với cách chia của mögen (Chúng ta cũng sẽ có möchte, möchtest, möchtet, möchten …) nên chúng ta có thể gộp chung mögen và möchten lại, vì vậy nên trong bài chỉ có 6 động từ khuyết thiếu trong Konjunktiv 2 ạ.
Cảm ơn anh rất nhiều về các bài viết. nó rất hữu ích và dễ hiểu. hi vọng a sẽ có nhiều bài viết hơn trong thời gian tới.
Cảm ơn em nhiều nhé. Anh sẽ cố gắng viết tiếp các bài tiếp theo sớm nhất có thể ^^
Bài viết rất chi tiết và dễ hiểu, cảm ơn anh rất nhiều về các bài viết, mong anh sẽ có thêm nhiều bài viết hơn nữa về ngữ pháp C1 trong thời gian sớm nhất ^^
Cảm ơn em nhiều, anh sẽ cố gắng ^^
a ơi e có nhiều thắc mắc verben đi với akkusativ và verben đi với dativ
a có thể có 1 bài tổng hợp về chủ đề này đc ko
Anh cũng đang sắp có một bài về chủ đề Verben mit Akkusativ & Dativ này. Em chờ nhé!
Hallo anh. Em thi thoảng cần ôn ngữ pháp đều vào Blog của anh đọc. Thường em sẽ tham khảo vài trang song song nhưng nhìn nhận chung là anh viết ổn nhất :))) – đầy đủ, logic nên dễ hiểu và dễ nhớ. Cảm ơn anh nhiều 🙂
Cảm ơn em nhiều ^__^
Cảm ơn anh nhiều. Ta nói, đọc blog tiếng việt dễ hiểu hơn nhiều.
Nhưng mà thật là đọc xong bài này với bài N-deklination là em xỉu. Đã xỉu hai lần.
😀
Em cám ơn anh về bài giảng!
Cực kỳ hữu ích đối với em ạ. Em muốn tìm thêm bài tập về dạng này để làm cho nhuần nhuyễn ạ. Em đang học. Anh có thể hướng dẫn em các trang hay kho bài tập để khi học ngữ pháp e có thể tự luyện . Có đôi lần em cũng search GG nhưng kết quả ko dc như mong muốn cho lắm.
Viele Grüße
Em có thể tham khảo ghi chú này của anh, trong đó cũng có một số bài tập ngữ pháp để em thử luyện tập nhé: https://www.facebook.com/notes/%C4%91%E1%BA%A1t-tr%E1%BA%A7n-deutsch/t%E1%BB%95ng-h%E1%BB%A3p-t%C3%A0i-li%E1%BB%87u-ti%E1%BA%BFng-%C4%91%E1%BB%A9c/2034738476793205/
Em cám ơn anh ạ!
Có một số phần bt em thấy ng ta ghi như vầy.
Phần Irreale Wunschsätze
– Ich habe zu wenig Geld für einen Urlaub -> Hätte ich nur genügend Geld dafür! ( tại sao ng ta lại để động từ đầu câu như vậy thay vì để chủ ngữ lên trước ạ)
– Die Verträge werden gekündigt- Würden die Verträge nicht gekündigt werden! ( ở câu này họ cũng đảo “Würden” ở đầu câu và đây là câu Konjunktiv 2 bị động ở Hiện tại thì tại sao cuối câu lại có thêm “werden” nữa vậy ạ.
– warum mussten das uns passieren -> Wäre uns das nicht passiert! ( ở câu này e có thể chuyển thành hätte uns das nicht passieren müssen không ạ, nếu ko thì vì sao ạ?) Mong anh giải đáp giúp em ạ.
Tài liệu bài tập này em tìm được ở trang https://mein-deutschbuch.de/uebungen-grammatik-konjunktiv2.html
Em cám ơn anh ạ. Em có làm một số bài tập mong anh giảo đáp giúp em.
– ich habe zu wenig Geld für einen Urlaub-> Hätte ich nur genügend für einen Urlaub! ( tại sao ở đây họ lại đảo động từ lên đầu câu vậy ạ)
-Warum mussten das uns passieren -> wäre uns das bloß nicht passiert! ( ở câu này nếu em đặt câu thành hätten das uns nicht passieren
Bạn ơi bạn có biết tại sao ở câu cuối của bạn có hỏi ấy
1. Tại sao das lại đi với mussten vậy
2. Nếu đi với mussten là đúng thì câu này là ở präteritum. Tại sao chuyển sang konjunktiv 2 lại k phải là thành warum hätte das uns passieren müssen ?
Còn ở 2 cái câu bạn hỏi sao lại đảo động từ lên đầu câu ấy. Tớ nghĩ nó mang ý nghĩa là 1 điều mong muốn, điều ước ấy
Ich habe zu wenig Geld für einen Urlaub ( tôi có quá ít tiền cho 1 chuyến du lịch) -> hätte ich nur genügend Geld dafür! ( tôi chỉ cần đủ tiền cho 1 chuyến du lịch thôi) . Câu này bằng nghĩa với câu wenn ich genügend Geld dafür hätte. Với một câu đi với wenn người ta có thể tạo ra một câu nghĩa tương tự bằng cách bỏ wenn đi và đưa động từ lên đầu câu. Mình nghĩ là vậy nhưng không biết có đúng trong trường hợp này không
– passieren đi với sein bạn nhé .
– còn câu trên đảo động từ lên kiểu câu cảm thán, mình nghĩ là vậy .
Ghi thiếu phần ở trên ạ
Em chuyển thành hätte das uns nicht passieren müssen! có dc không anh ạ.
À bạn cũng có ý nghĩ giống mình này ?
cho em hoi la co phai Konjunktiv2 o Zustandpassiv k chi chuyen doi dong tu waren ve dang konjunktiv2 ma con phai them gewesen o cuoi cau k a. vd:
es war geöffnet -> es wäre geöffnet gewesen
Hình như câu này là do được biến đổi từ zustandpassiv nhưng ở perfekt thay vì präteritum như mình thường dùng. Nhưng nếu thế thì e có thể vẫn viết là es wäre geöffnet k ạ. Mặc dù nó giống với dạng konjunktiv 2 được biến đổi từ câu perfekt aktiv. Nhưng vì chủ ngữ là es ng ta sẽ k bị nhầm lẫn đây là câu chủ động đúng k ạ
Hình như câu này là do được biến đổi từ zustandpassiv nhưng ở perfekt thay vì präteritum như mình thường dùng. Nhưng nếu thế thì e có thể vẫn viết là es wäre geöffnet k ạ. Mặc dù nó giống với dạng konjunktiv 2 được biến đổi từ câu perfekt aktiv. Nhưng vì chủ ngữ là es ng ta sẽ k bị nhầm lẫn đây là câu chủ động đúng k ạ
Bài giảng của anh rất dễ hiểu.Cám ơn anh rất nhiều. Dạ em có 1 thắc mắc ah la tại sao Sollen và Wollen khi chuyển sang konjunktiv 2 mình lại không thêm Umlaut ah.tại e thấy có chữ “o”.
Cảm ơn em ^^ Trả lời câu hỏi của em thì đó là vì nguyên tắc em ạ, sollen và wollen là 2 trường hợp đặc biệt ko cần thêm Umlaut. Do đó “sollten” và “wollten” đều rất giống nhau ở cả 2 dạng Konjunktiv 2 và Präteritum nên phải cẩn thận phân biệt nhờ vào bối cảnh của câu để tránh nhầm lẫn.
Dạ em cám ơn anh.
Bài giảng rất chi tiết cụ thể và giúp m hiểu nhiều. Cám ơn bạn rất nhiều.
Trân trọng.
Gerne bạn ^__^
Cảm ơn anh rất nhiều.
Gerne em 😀
em cam on anh nhe, ai viet rat chi tiet va de hieu ah, anh oi anh da viet bai ve Konjunktiv 1 chua ah? em tim ma khong thay ah? em cam on anh nhieu nhe
Konjunktiv I sẽ có trong cuốn sách sắp xuất bản của anh. Em cũng có thể đọc phần này trong bản đọc thử sắp tới nhé.
Hi ban! Bạn co thể làm Konjunktiv 1 dc ko?mình rất mong đợi bài này được đăng lên ơ đây. Cám ơn bạn rất nhiều vì bài chia sẻ”Konjunktiv II” rất hay va dễ hiểu.
Bạn có thể đọc về Konjunktiv 1 ở bản đọc thử của cuốn sách sắp xuất bản của mình nhé ^^: https://dattrandeutsch.com/doc-thu-sach/
Bạn cho mình hỏi chữ Leid có cần phải viết hoa không? Vì dụ trong các câu Tut mir Leid và Es tut mir Lied
Hồi xưa thì có thể áp dụng cả viết hoa “Leid” lẫn viết thường “leid”, nhưng theo mình biết thì theo luật chính tả mới sẽ áp dụng viết thường “leid”.
Anh cho em xin hỏi, phương pháp “Thêm –e vào cuối động từ nếu động từ đó không kết thúc bằng –e -> Thu được dạng Konjunktiv 2” là chỉ áp dụng cho động từ Sein ở thì Präteritum và ngôi ich/ese thôi phải không ạ? Tại em thấy các động từ còn lại haben/werden/dürfen/können/mögen/müssen/sollen/wollen thì Präteritum của nó đã có sẵn “e” rồi ạ. Vielen Dank.
Có sẵn “e” thì ko cần thêm nữa em nhé ^^
Mình cảm ơn bạn Đạt Trần đã chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm học tiếng Đức vô cùng hữu ích! Mình luôn luôn theo dõi Blog của bạn để trau dồi thêm kiến thức.
Chúc bạn nhiều sức khoẻ và HP!
Cảm ơn bạn nhiều nhé 😀 Rất vui vì blog có ích với bạn ^^
cảm ưn anh vì đã tâm huyết như vậy :>> bài viết rất chất lượng ạ
@GIA: Cảm ơn em ^^
Imperativ thì k dùng Modalverb nha bạn