Khi nào có thể chuyển câu chủ động sang câu bị động một cách trực tiếp? Khi nào chỉ được phép chuyển gián tiếp thông qua chủ ngữ giả es? Bài viết này của mình sẽ giải thích các vấn đề đó một cách chi tiết.
Đọc thêm:
Bộ E-Book Ôn thi Goethe A2 / B1 cung cấp những lưu ý và gợi ý quan trọng khi làm bài thi Goethe A2 / B1. Đi kèm là các đề mẫu kèm lời giải cụ thể và dễ hiểu.
Sách Ngữ pháp tiếng Đức theo cách dễ hiểu Version 2.0 dày 531 trang in màu 100%. Nội dung của sách bao gồm toàn bộ ngữ pháp tiếng Đức từ A1 đến C1 được sắp xếp theo 45 chương từ dễ đến khó.
Sách 3000 từ vựng tiếng Đức thông dụng dày 400 trang in màu 100% cung cấp 3000 từ vựng quan trọng và phổ biến trong cuộc sống hàng ngày cũng như thường xuyên xuất hiện trong các giáo trình dạy và học tiếng Đức.
Sách Bài tập Ngữ pháp tiếng Đức theo cách dễ hiểu dày 312 trang in màu 100%. Cuốn sách giúp bạn luyện tập thành thạo các dạng bài tập ngữ pháp tiếng Đức từ trình độ A1 đến C1.
Sách Ôn thi tiếng Đức theo cách hiệu quả – A1 dày 400 trang in trên giấy couché. Sách giúp người học vượt qua kỳ thi A1 bằng những hướng dẫn về cách giải đề thi một cách tỉ mỉ cũng như giúp rèn luyện tư duy làm bài thi một cách hiệu quả nhất.
MỤC LỤC
- Khi nào bạn sử dụng câu bị động?
- Cách xây dựng 1 câu bị động điển hình
- Câu chủ động không có tân ngữ trực tiếp
- Câu chủ động không có tân ngữ trực tiếp lẫn tân ngữ gián tiếp
- Câu chủ động có tân ngữ trực tiếp những vẫn dùng chủ ngữ giả es khi chuyển sang bị động
- Hai dạng câu bị động
- Tổng hợp các dạng bị động với các thì hay dùng
Khi nào bạn sử dụng câu bị động?
Trước hết, chúng ta sử dụng câu bị động khi muốn nhấn mạnh vào hành động được thực hiện chứ không phải nhấn mạnh vào tác nhân (ai/vật gì) đã thực hiện hành động đó. Do đó trong câu bị động bạn có thể bỏ (von/durch) mà không có vấn đề gì.
Sẽ được chuyển thành:
Bạn có thể dễ dàng nhận thấy ở trong câu chủ động, sự nhấn mạnh được đặt vào Daniel. Chính Daniel chứ không phải ai khác đang đọc 1 quyển sách. (Nhấn mạnh vào chủ ngữ).
Nhưng ở trong câu bị động, chúng ta không quan tâm là ai đang đọc 1 quyển sách. Chúng ta chỉ quan tâm đến sự kiện: Một quyển sách đang được đọc (Nhấn mạnh vào hành động), mà không cần biết là ai đang đọc nó, do đó chúng ta có thể bỏ phần “von Daniel” đi.
Trước khi đi vào cách xây dựng 1 câu bị động điển hình. Bạn phải phân biệt được rõ sự khác nhau giữa tân ngữ trực tiếp (direktes Objekt) và tân ngữ gián tiếp (indirektes Objekt).
Tân ngữ trực tiếp (direktes Objekt) hầu như được sử dụng ở cách 4 Akkusativ. Nó có thể là người hoặc các sự vật bị tác động trực tiếp bởi hành động được nói đến trong câu.
- Ich liebe dich (dich là đối tượng người ở cách 4 và cũng là tân ngữ trực tiếp)
- Ich lese ein Buch. (Buch là đối tượng vật ở cách 4 và cũng là tân ngữ trực tiếp)
Ngược lại, tân ngữ gián tiếp (indirektes Objekt) hầu như chỉ nói về các đối tượng người và phải ở cách 3 Dativ.
- Ich antworte mir (mir là đối tượng người ở cách 3 và cũng là tân ngữ gián tiếp)
- Ich schenke dir ein Buch (dir là đối tượng người ở cách 3 và cũng là tân ngữ gián tiếp, trong khi Buch ở đây là tân ngữ trực tiếp)
Một câu bị động điển hình là câu bị động phải được xây dựng dựa trên tân ngữ trực tiếp trong câu chủ động. Nếu như câu chủ động chỉ có tân ngữ gián tiếp hoặc thậm chí không có bất kỳ tân ngữ nào cả thì cách xây dựng câu bị động sẽ hoàn toàn khác và đặc biệt hơn.
Cách xây dựng 1 câu bị động điển hình
Trước khi đi vào phần khó khăn hơn là phần bị động với es, mình vẫn sẽ nhắc lại nguyên tắc cơ bản để xây dựng một câu bị động thuần túy.
Đầu tiên phải xác định xem câu này có tân ngữ trực tiếp không. Có, tân ngữ trực tiếp là mich, vậy nó là 1 câu chủ động điển hình.
Tiếp theo, lấy tân ngữ trực tiếp ở cách 4 trong câu chủ động là mich chuyển nó thành chủ ngữ ở cách 1 Nominativ trong câu bị động: mich -> ich.
Cuối cùng thay thế động từ lieben bằng 1 form bị động riêng ứng với từng thì (Xem ở cuối bài). Ở đây vì câu chủ động ở thì hiện tại nên bạn cũng dùng form bị động ở thì hiện tại: werden (cần chia) + Partizip 2: werde geliebt.
Trong trường hợp bạn vẫn muốn nhấn mạnh thêm vào tác nhân gây ra sự việc đó trong câu bị động, thì có thể sử dụng von (với tác nhân là người) hoặc durch (với tác nhân là vật):
- Ich werde von Anna geliebt. (Tôi được Anna yêu)
- Die Brücke wurde durch den Sturm zerstört. (Cây cầu đã bị phá hủy bởi cơn bão)
Chúng ta vừa nói về câu bị động điển hình, tức là câu bị động được xây dựng dựa trên tân ngữ trực tiếp trong câu chủ động.
Câu chủ động không có tân ngữ trực tiếp
Mir là đối tượng người ở cách 3 và cũng là tân ngữ gián tiếp. Bạn không thể chuyển mir thành ich được (Tân ngữ gián tiếp không được phép chuyển thành chủ ngữ ở cách 1 Nominativ trong câu bị động).
Do không có chủ ngữ nên giải pháp ở đây là chúng ta phải sử dụng 1 chủ ngữ giả trong câu bị động: Đó là es và bạn nên biết: Cấu trúc bị động với es là cực kỳ quan trọng đối với trình độ C1/DSH. Nên hãy cố gắng thật nhuần nhuyễn nó nhé!
Cách làm: Hãy đặt es ở đầu câu như 1 chủ ngữ. Giữ nguyên tân ngữ gián tiếp mir. Cuối cùng thay thế động từ antworten bằng form bị động thì hiện tại như bình thường: werden (cần chia) + Partizip 2
Kết quả sẽ là:
Bạn có thể thấy, tân ngữ gián tiếp mir vẫn giữ nguyên dạng của nó chứ không hề bị biến đổi. Bạn thậm chí cũng có thể không cần sử dụng chủ ngữ giả es mà vẫn chuyển được sang dạng bị động. Cách làm: Giữ nguyên tân ngữ gián tiếp mir. Nhưng chuyển nó lên đầu câu, xem nó như 1 chủ ngữ. Cuối cùng thay thế động từ antworten bằng form bị động thì hiện tại như bình thường. Kết quả sẽ là: Đặc biệt lưu ý wird ở đây vẫn chia theo ngôi es mặc dù nó không hề xuất hiện trong câu. Điều này các bạn sẽ rõ hơn ở ví dụ 2. Cũng lại là 1 câu với tân ngữ gián tiếp den Kindern và không hề có tân ngữ trực tiếp. Bạn không thể chuyển den Kindern thành die Kinder ở Nominativ để làm chủ ngữ trong câu bị động được. Cho nên, giải pháp vẫn là sử dụng chủ ngữ giả es: Hoặc: Như mình đã nói, bạn sẽ thấy rõ hơn ở ví dụ số 2 này. Rõ ràng den Kindern là số nhiều nhưng werden vẫn chia là wird vì den Kindern ở đây không phải là chủ ngữ của câu. Chủ ngữ thực sự của câu vẫn là es, mặc dù nó không xuất hiện. Do đó vẫn chia werden theo es -> wird. Lại một câu hỏi nữa được đặt ra: Thậm chí câu chủ động còn không có cả tân ngữ trực tiếp lẫn tân ngữ gián tiếp thì có chuyển sang bị động được không? Con gái tôi thường hay đi ngủ muộn – Không hề có 1 tân ngữ nào trong câu này. Chuyển sang bị động, ta sẽ vẫn sử dụng chủ ngữ giả es như bình thường: Ý nghĩa: Mọi người thì thường hay đi ngủ muộn. Bạn có thể thấy, mặc dù đây là câu bị động nhưng ý nghĩa của nó không hề „bị động“ một chút nào, mà chỉ một sự việc chung chung) Kết luận: Không phải bất cứ khi nào ta dùng es cũng chia theo ngôi số ít – wird. Es luôn chia wird -> Điều này vẫn đúng 100% khi câu chủ động KHÔNG CÓ tân ngữ trực tiếp. Nhưng khi câu chủ động có tân ngữ trực tiếp như câu sau đây, chúng ta vẫn có thể dùng es để chuyển bị động nhưng lúc này trợ động từ werden chia số ít hay số nhiều sẽ không phụ thuộc vào es nữa mà phụ thuộc vào số ít hay số nhiều của chính tân ngữ trực tiếp trong câu chủ động: Câu này có tân ngữ trực tiếp là viele neue Konten và nó sẽ có hai cách chuyển: Có 2 dạng câu bị động chính đó là Vorgangspassiv và Zustandspassiv Là dạng bị động có xuất hiện các dạng biến thể của werden trong cấu trúc bị động của nó. Ví dụ như: Chức năng: Nhấn mạnh, tập trung vào quá trình, tập trung vào hành động, miêu tả 1 hành động đang xảy ra. Là dạng bị động có xuất hiện các dạng biến thể của sein trong cấu trúc bị động của nó. Zustandspassiv hầu như chỉ tồn tại ở hai thì Präsens và Präteritum. Chức năng: Miêu tả kết quả, trạng thái của một hành động hay một quá trình đã được thực hiện hay đã kết thúc. Cái cửa đang được khóa lại. Chúng ta thấy rõ quá trình cái cửa đang bị khép vào dần dần, quá trình cái khóa đang được tra vào ổ để khóa cánh cửa lại, vân vân… Cái cửa đã bị khóa. Cái cửa đang ở trong trạng thái bị khóa. Cái ô tô đang được sửa chữa. Chúng ta có mặt ở tiệm sửa xe và đang nhìn quá trình người thợ sửa chiếc ô tô. Cái ô tô đã được sửa chữa xong. Giờ là lúc ra thanh toán tiền và đi về. Làm sao để biết được chúng ta sử dụng câu bị động với thì nào (với Zeitform nào) ? Câu trả lời rất đơn giản: Câu chủ động ở thì nào thì câu bị động sẽ phải chia theo thì đó. Cần chú ý điều này vì nhiều bạn đi thi nhìn câu chủ động rõ ràng là ở thì Präteritum mà vẫn tự tin chia bị động là werden + P2 😀 Ví dụ với Modalverb müssen, các Modalverb khác tương tự Ví dụ với Modalverb sollen, các Modalverb khác tương tự Bộ E-Book Ôn thi Goethe A2 / B1 cung cấp những lưu ý và gợi ý quan trọng khi làm bài thi Goethe A2 / B1. Đi kèm là các đề mẫu kèm lời giải cụ thể và dễ hiểu. Sách Ngữ pháp tiếng Đức theo cách dễ hiểu Version 2.0 dày 531 trang in màu 100%. Nội dung của sách bao gồm toàn bộ ngữ pháp tiếng Đức từ A1 đến C1 được sắp xếp theo 45 chương từ dễ đến khó. Sách 3000 từ vựng tiếng Đức thông dụng dày 400 trang in màu 100% cung cấp 3000 từ vựng quan trọng và phổ biến trong cuộc sống hàng ngày cũng như thường xuyên xuất hiện trong các giáo trình dạy và học tiếng Đức. Sách Bài tập Ngữ pháp tiếng Đức theo cách dễ hiểu dày 312 trang in màu 100%. Cuốn sách giúp bạn luyện tập thành thạo các dạng bài tập ngữ pháp tiếng Đức từ trình độ A1 đến C1. Sách Ôn thi tiếng Đức theo cách hiệu quả – A1 dày 400 trang in trên giấy couché. Sách giúp người học vượt qua kỳ thi A1 bằng những hướng dẫn về cách giải đề thi một cách tỉ mỉ cũng như giúp rèn luyện tư duy làm bài thi một cách hiệu quả nhất.Câu chủ động không có tân ngữ trực tiếp lẫn tân ngữ gián tiếp
Câu chủ động có tân ngữ trực tiếp những vẫn dùng chủ ngữ giả es khi chuyển sang bị động
Hai dạng câu bị động
Vorgangspassiv
Zustandspassiv
Tổng hợp các dạng bị động với các thì hay dùng
cam on anh rat nhieu, bai dang rat bo ich. Truoc kia em hay nham lan cach chia bi dong giua cac thi, nhung doc bai cua a , e da hieu hon rat nhieu. Neu co the, sau moi bai ngu phap mong anh ra kem bai tap de moi nguoi co the lam them luon a. Danke schoen <3
Cảm ơn em vì những nhận xét và góp ý tuyệt vời. Sắp tới anh sẽ bổ sung thêm các Übung cho những bài viết trên blog 😀
cảm ơn bạn rất nhiều.bạn viết ngắn gọn dễ hiểu
Cảm ơn bạn, mình rất vui ^^
Cám ơn bạn rất nhiều về những thông tin đã đăng, mình đang bắt đầu học B2 bên Đức, nhiều lúc thầy cô giảng tiếng Đức nhiều quá mình ko hiểu gì hết, nhờ bài của bạn mình hiểu được nhiều hơn ??
Hallo bạn, mình rất vui vì blog đã giúp ích được cho bạn 😀
Em đang học A2 mà có kiến thức B1 rồi. Cứ mỗi lần khó khăn là lại lên Web của anh. Thật sự cám ơn anh nhiều. Quá hữu ích. À sao e không thấy bài về Relexverben phần này e chưa thông suốt lắm. Cám ơn anh
Cảm ơn em nhiều, a rất vui 😀 Phần Reflexivpronomen và Reflexive Verben anh viết nháp từ khá lâu rồi mà bận quá nên chưa chỉnh sửa lại để post được. Anh sẽ làm sớm phần này trong thời gian tới.
Cám ơn bạn đã bỏ công giúp đỡ những người yếu tiếng đức như mình .
Cảm ơn bạn đã theo dõi blog ^^
Em nghĩ số nhiều phải là eine der genitiv sao cô em bảo là einer
Ich bin ein der fleissigsten Studenten in der Klasse.
Trong khi câu này lại là eine
Es ist nach meiner Meinung eine der wichtigsten Erfindungen der Menschheit.
Anh ơi cho em hỏi cấu trúc 1 trong số được không em chưa hiểu.
Ein và der được chia như thế nào
Giúp em vs ạ
Cấu trúc 1 trong số là sử dụng đại từ không xác định Indefinitpronomen nhé em. Do đó ở Nominativ ta có einer/eine/eins chứ không phải là ein/eine/ein như quán từ không xác định quen thuộc. Giống của một trong số sẽ phụ thuộc vào danh từ đứng sau Genitiv (einer với der Student và eine với die Erfindung).
Ich bin einer der fleissigsten Studenten in der Klasse.
Es ist nach meiner Meinung eine der wichtigsten Erfindungen der Menschheit.
Em có thể xem thêm ở đây: https://www.deutschplus.net/pages/Indefinitpronomen_einer_keiner_welcher
Ai trả lời giúp mình với
Anh trả lời ở trên rồi mà em ^^
Cám ơn anh. Bài viết của anh dễ hiểu. Qua bài viết của anh em hiểu kỹ hơn passiv. Em thích tiếng đức, em đang tự học. Nhưng có nhiều phần ngữ pháp khó hiểu nên cũng hơi nản. Xem bài viết của anh, em thấy dễ hiểu, cho em nhiều động lực học tiếp tục.
Cảm ơn em nhiều, anh cũng rất vui vì blog có ích đối với em 😀
BÀI VIẾT THẬT LÀ CUỐN HÚT VÀ DỂ HIỂU. VIELEN DANKE !
Cảm ơn bạn nhiều 😀
Bạn Dat Tran thân mến,
Không biết bạn có danh sách những cụm động từ đi kèm với giới từ thông dụng không ? ( cái này gọi là Redewendung phải không bạn ?)
Z.B : sich erkundigen bei jdm nach etw : hỏi thăm ai về điều gì.
Mình thấy khi học thuộc những cụm này giúp mình đặt câu dễ dàng hơn. Mình đang ở cấp độ B1 nên chỉ cần khoảng 50 chục cụm thông dụng thôi là tốt quá rồi. Nếu bạn giúp được thì hay quá. Cảm ơn bạn.
Bạn vào bài này để xem thử và nếu thích thì tải về cuốn Ebook của mình bên trong bài viết nhé: https://dattrandeutsch.com/ngu-phap/verben-mit-prapositionalobjekt-dong-tu-di-kem-gioi-tu-a2/
Xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của bạn nhưng minh tìm đủ cách mà không tải được. Dưới hình cuốn sách có chữ “Tải Ebook”, khi mình click vào thì ra một loạt giới thiệu về những cuốn sách, nhưng vẫn không có nút nào để tải hết bạn ạ.
Đúng rồi, đó là trang giới thiệu, bạn chỉ cần kéo xuống dưới cùng, sẽ có một ô “Chỉ cần 1 click”. Bạn nhập email vào và nhấn “Nhận tài liệu” sẽ được chuyển đến trang tải tài liệu trực tiếp nhé bạn.
Cảm ơn bạn rất nhiều. Mình tải được rồi.
Ich wünsche dir einen schönen Tag.
Dir auch 😀
cảm ơn vì bài chia sẻ rất chi tiết. nhưng c cho e hỏi là: trong câu bị động có rất nhiều dạng, nhưng khi chuyển sang konjunktiv 2 ở thể bị động lại chỉ có ở dạng Vorgangspassiv và chỉ ở 2 thì Praesens và Perfekt. a có thể giải thích giúp e điều đó dk k ạ? e cảm ơn nhiều
và tại sao ở Zustandspassiv chỉ có ở 2 dạng Praesens và Praeteritum ạ?
Zustandspassiv chỉ có 2 dạng Präsens và Präteritum và Konjunktiv 2 ở thể bị động dùng 2 thì Präsens và Perfekt là những kiến thức được số đông áp dụng và tuân theo em ạ và cũng ko có cách giải thích cụ thể cho việc đó.
Danke sehr !
Gerne 😀
Cảm ơn bài viết của anh.
Em đang học C1 và vẫn còn thắc mắc về Passivsatz ohne es ạ.
Trong câu chủ động không có tân ngữ thì khi chuyển sang bị động Es luôn đứng đầu ạ?
Vậy câu như ví dụ ở trong bài ‘Es wird oft spät eingeschlafen’ có được xếp vào câu bị động không ạ?
Trong trường hợp nào thì có thể viết Pasivsatz ohne es ạ?
Việc có viết được Passivsatz mit/ohne es hay không vẫn phụ thuộc vào động từ intransitiv hay transitiv đúng không ạ?
Mong anh giải đáp ạ. Cảm ơn anh nhiều.
Chào em, khi câu chủ động ko có tân ngữ hoặc chỉ có tân ngữ gián tiếp thì bắt buộc phải dùng chủ ngữ giả es. Nhưng nếu trong câu bị động có 1 bộ phận nào đó được đảo lên đầu câu (nhằm mục đích nhấn mạnh) thì khi đó “es” sẽ bị lược bỏ (nhưng vẫn hiểu là es có tồn tại trong câu đó). Es wird mir geanwortet -> Khi đảo mir lên thì es ko còn được đứng đầu câu nữa nên es sẽ biến mất: Mir wird geantwortet.
Em cảm ơn ạ
anh ơi em không hiểu tại sao người ta lại sử dụng zustandspassiv trong khi ta có thể dùng bị động trong quá khứ.
zB:Das Auto ist repasiert(cái oto đã được sửa chữa)
sao không sử dụng luôn:Das Auto ist repasiert worden ạ?
Và nếu trong hai cái trên em sử dụng cấu trúc nào cũng đúng(nghĩa là 2 cấu trúc có thể thay thế cho nhau) hay nó phải tùy từng trường hợp cụ thể nào ạ
Passiv Perfekt (ist repariert worden) và Zustandspassiv (ist repariert) đều chỉ một abgeschlossene Handlung (hành động đã được hoàn thành) nên em có thể dùng cái nào cũng được nhé.
Cảm ơn anh, đọc xong bài này thì e đã đọc hiểu đc tốt hơn.
Gerne em ^^
Cho em hỏi nếu một câu có tân ngữ trực tiếp VÀ gián tiếp thì mình làm sao ạ.
Ví dụ Aktiv : Er gibt mir die Bücher.
Passiv của “ein Buch – tân ngữ trực tiếp” là:
“Die Bücher werden mir (von ihm) gegeben.”
Hoặc
” Es werden die Bücher mir (von ihm) gegeben.
Passiv của “mir – tân ngữ gián tiếp” là:
“Es wird mir die Bücher (von ihm) gegeben.”
Hoặc
“Mir wird die Bücher (von ihm) gegeben.”
Đúng không ạ, em cảm ơn.
Chính xác em ạ, em làm đúng rồi nhé ^^
anh ơi, anh làm về Plusquamperfekt đi anh!!
Phần này anh có một chương riêng ở trong cuốn sách mới xuất bản rồi em nhé ^^ Nếu em quan tâm có thể tham khảo ở link sau: https://dattrandeutsch.com/sach-ngu-phap-tieng-duc/
Em cám ơn anh vì đã chia sẻ kiến thức. Em đọc từ trên xuống dưới hiểu rất rõ trừ phần tổng hợp các dang bị động với các thì hay dùng. em đọc và em bị rối, không biết khi nào dùng cái nào. 🙁
Câu chủ động ở thì nào thì câu bị động sẽ dùng theo thì đó thôi em nhé. Ví dụ:
– Câu chủ động đang ở thì Präteritum thì dùng cấu trúc bị động Präteritum: wurden + P2 (nếu xác định dùng Vorgangspassiv)
– Câu chủ động ở thì hiện tại đi kèm Modalverb thì dùng cấu trúc bị động ở thì hiện tại đi kèm Modalverb: MDV + P2 + werden (nếu xác định dùng Vorgangspassiv)
Còn việc lựa chọn Vorgangspassiv hay Zustandspassiv thì hoàn toàn phụ thuộc ý nghĩa bối cảnh của câu mà em định sử dụng thôi nhé.
anh có thể cho em xin ví dụ về Zustandspassiv ở thì Praeteritum được không ạ? Và dịch ra thì như thế nào ạ? Làm thế nào để phân biệt được Zustandspassiv ở Praesens và Praeteritum khi cả 2 đều miêu tả một sự việt đã hoàn thành ạ. Vielen Dank.
Em có thể phân biệt như sau nhé:
– Zustandspassiv ở thì hiện tại: Das Auto ist repariert – Chiếc xe đã được sửa chữa xong (vừa mới xong).
– Zustandspassiv ở thì quá khứ: Das Auto war repariert – (Hồi đó) Chiếc xe đã được sửa chữa xong.
Anh cho em hỏi là ví dụ có câu chủ động là “Ich warte auf die Antwort” hoặc “Ich gehe ins Kino” thì khi chuyển sang câu bị động nó sẽ thuộc dạng nào và được viết như thế nào ạ?
E đọc sách thấy có những động từ là ngoại động từ nhưng k thể chuyển sang câu bị động nên gọi là giả ngoại động từ hay động từ trung gian. A có thể liệt kê cho e những động từ đó k?
Chú cho cháu hỏi là ở thì QK Praeteritum thì phân biệt waren với wurden như nào ạ. Nếu được thì cho cháu xin 1 vài ví dụ so sánh ạ?
Cháu cảm ơn
Giải thích cặn kẽ , dễ hiểu . Quá hay luôn 👍🏻
Em chào anh, anh cho em hỏi nếu muốn đưa một câu về dạng Passiv mà trong câu đó có động từ đi kèm giới từ thì mình phải làm như thế nào ạ?
Ví dụ: Ich warte auf sie -> Sie wird von mir gewartet hay Auf sie wird von mir gewartet ạ?
Cảm ơn anh rất nhiều ạ.