Thi B1 tiếng Đức: Phân tích một bài thi nói (Mündliche Prüfung) – Phần 1

Trong bài viết này, mình sẽ phân tích phần thi nói của một kỳ thi B1 tiếng Đức đã diễn ra ở ÖSD-Zentrale (Österreich). Việc phân tích một case study (Fallstudie) thực tế như vậy luôn luôn mang đến những thuận lợi để bạn có thể nhìn thấy những lỗi sai của thí sinh và tránh mắc phải về sau cũng như học hỏi được những mẫu câu hay mà họ đã sử dụng trong bài thi.

Đọc thêm:

Khóa học offline Ôn thi A1 theo cách hiệu quả tại Hà Nội kéo dài trong 3 tuần liên tục với 15 buổi nhằm xây dựng một sự chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi Start Deutsch 1 được tổ chức tại viện Goethe.

Ebook Ôn thi tiếng Đức B1 – Kỹ năng Viết dày 172 trang, cung cấp những lưu ý và gợi ý quan trọng khi làm bài thi Viết Goethe B1. Đi kèm là 20 đề mẫu kèm lời giải cụ thể.

Sách Ngữ pháp tiếng Đức theo cách dễ hiểu Version 2.0 dày 531 trang in màu 100%. Nội dung của sách bao gồm toàn bộ ngữ pháp tiếng Đức từ A1 đến C1 được sắp xếp theo 45 chương từ dễ đến khó.

Sách 3000 từ vựng tiếng Đức thông dụng dày 400 trang in màu 100% cung cấp 3000 từ vựng quan trọng và phổ biến trong cuộc sống hàng ngày cũng như thường xuyên xuất hiện trong các giáo trình dạy và học tiếng Đức.

Sách Bài tập Ngữ pháp tiếng Đức theo cách dễ hiểu dày 312 trang in màu 100%. Cuốn sách giúp bạn luyện tập thành thạo các dạng bài tập ngữ pháp tiếng Đức từ trình độ A1 đến C1.

Sách Ôn thi tiếng Đức theo cách hiệu quả – A1 dày 400 trang in trên giấy couché. Sách giúp người học vượt qua kỳ thi A1 bằng những hướng dẫn về cách giải đề thi một cách tỉ mỉ cũng như giúp rèn luyện tư duy làm bài thi một cách hiệu quả nhất.

MODUL SPRECHEN

Tổng thời gian

  • 15 phút cho thi đôi (Paarprüfung)
  • 10 phút cho thi đơn (Einzelprüfung).

Thi đôi (Paarprüfung)

Có 2 thí sinh tham gia thi. Trong Teil 1, hai thí sinh sẽ cùng bàn bạc xây dựng một kế hoạch. Sau đó Teil 2&3 sẽ diễn ra đồng thời: Một thí sinh sẽ thuyết trình Thema trước. Người còn lại nghe và sau đó đưa ra nhận xét/phản hồi cũng như đặt một số câu hỏi. Giám khảo cũng sẽ đặt câu hỏi. Tương tự lặp lại đối với người còn lại.

Thi đơn (Einzelprüfung)

Chỉ một thí sinh tham gia thi. Trong Teil 1, thí sinh sẽ cùng bàn bạc xây dựng kế hoạch với một giám khảo. Trong Teil 2 thí sinh sẽ thuyết trình một Thema. Ở Teil 3 thí sinh sẽ nhận phản hồi về bài thuyết trình từ giám khảo và trả lời vài câu hỏi từ họ.

Ở đây mình đã chọn một bài thi đơn để phân tích. Lý do là vì có câu: “Muốn thành công phải đứng trên vai người khổng lồ”. Nghĩa là khi bạn xem bài thi đơn sau đây, bạn sẽ học hỏi được những gì chuẩn xác nhất, nên làm nhất đến từ giám khảo – người mà cũng tham gia nói cùng với bạn gái trong video. Còn nếu phân tích một video có 2 thí sinh tham gia thì mình sẽ thiên về mảng chữa lỗi sai nhiều hơn. Tuy nhiên nếu các bạn có nhu cầu mình cũng sẽ làm một video phân tích về Paarprüfung sắp tới.

Tóm lại, có 2 cái lợi khi phân tích video Einzelprüfung:

  • Học những mẫu câu hay, cách đặt vấn đề, cách phản hồi từ giám khảo.
  • Tránh những lỗi ngữ pháp, lỗi phát âm, lỗi về cấu trúc bài nói từ thí sinh.

Điểm của bài thi nói

Teil 1: Gemeinsam etwas planen (Cùng bàn bạc, xây dựng một kế hoạch): 28 điểm

Teil 2: Ein Thema präsentieren (Thuyết trình một chủ đề): 40 điểm

Teil 3: Etwas kommentieren und Fragen dazu stellen (Nhận xét và đặt câu hỏi): 16 điểm

Tổng điểm = Teil 1 (28 điểm) + Teil 2 (40 điểm) + Teil 3 (16 điểm) + Điểm phát âm Aussprache (16 điểm) = 100 điểm.
  • 90-100: sehr gut
  • 80-89: gut
  • 70-79: befriedigend
  • 60-69: ausreichend
  • 0-59: nicht bestanden

Một số mẫu câu có thể sử dụng trong Teil 1

Thể hiện suy nghĩ

  • Ich meine/glaube/finde, dass …
  • Meiner Meinung nach ( Meiner Meinung nach ist die/das/der …/ Meiner Meinung nach sollte man …. )
  • Meine Meinung über dieses Thema ist, dass …

Đưa ra lời khuyên

  • Ich habe eine Idee:
  • Ich schlage vor, dass …
  • An deiner Stelle würde ich …

Đồng ý với ai

  • Einverstanden!
  • Das sehe ich auch so.
  • Du hast Recht.
  • Das finde ich gut.
  • Das ist eine gute Idee!

Không đồng ý

  • Das sehe ich anders.
  • Das finde ich nicht richtig.

Hỏi ý kiến người khác

  • Was meinst du (da)zu?
  • Was hältst du (da)von?
  • Was denkst du (dar)über?

Một số mẫu câu có thể sử dụng trong Teil 2

Giới thiệu về tên Thema của mình

  • Das Thema meiner Präsentation ist..
  • Ich werde über…. sprechen.
  • In meiner Präsentation geht es um…

Giới thiệu về cấu trúc Thema của mình

  • Mein Vortrag besteht aus folgenden Teilen: Erstens spreche ich über meine persönliche Erfahrung.
  • Anschließend sage ich noch etwas zu dieser Situation in meinem Heimatland.
  • Im dritten Teil geht es um die Vor- und Nachteile von diesem Thema
  • Dann komme ich zum Schluss.

Nói về trải nghiệm của bản thân

  • Meiner Erfahrung nach …
  • Als ich ein Kind war, …

Nói về tình huống tương tự ở đất nước mình

  • In meinem Heimatland ist die Situation jedoch so:
  • In meinem Heimatland ist es normalerweise so, dass …

Nói về ưu/nhược điểm

  • Die Vorteile/Nachteile sind, dass …
  • Auf der einen Seite …. Auf der anderen Seite….

Kết thúc bài thuyết trình

  • Mein Vortrag ist jetzt zu Ende. Vielen Dank für Ihre Aufmerksamkeit. Wenn Sie Fragen dazu haben, beantworte ich sie sehr gern.
  • Zum Schluss kann man sagen, dass.. Ich bedanke mich bei Ihnen für Ihre Aufmerksamkeit. Hiermit wäre ich fertig.

Một số mẫu câu có thể sử dụng trong Teil 3

  • Vielen Dank! Der Vortrag war interessant. Mir gut gefallen. Ich hätte noch einige Fragen …
  • Ich fand deine Präsentation sehr gut/interessant und ich möchte Ihnen noch einige Fragen stellen …
  • Danke für deine Frage. Ich würde sagen, dass..
  • Das ist eine gute/interessante Frage. Ich würde sagen, dass..

Cách học theo video

  • Nên nghe video trước mà không xem phần Transkription của mình.
  • Tập trung nghe vào những phần giám khảo nói, vì giám khảo sẽ luôn nói theo một khung nhất định. Khi tai của bạn càng quen với khung nói của giám khảo thì lúc vào thi thực sự bạn sẽ biết trước người ta sắp nói về cái gì. Từ đó có thể dễ dàng nắm bắt tiến trình của cuộc thi hơn và tự tin hơn.
  • Phần nói của thí sinh chỉ cần nghe qua. Thứ nhất là Aussprache của họ cũng không chuẩn nên cũng không cần cố gắng nghe quá, chủ yếu là học hỏi phong cách trình bày. Thứ hai là khi bạn vào thi gần như chắc chắn Thema sẽ không giống như trong video. Tuy nhiên, phần nói của giám khảo thì luôn khá tương tự nên mình luôn khuyến khích nghe kỹ phần này.
  • Sau đó nghe lại lần 2, lần 3 kết hợp đọc Transkription kèm theo phần sửa lỗi của mình để tránh mắc lại những sai lầm về ngữ pháp hoặc từ vựng mà các thí sinh đã mắc phải.

Teil 1: Gemeinsam etwas planen (Cùng bàn bạc, xây dựng một kế hoạch)

Lưu ý đoạn giới thiệu làm quen (Einführungsgespräch) kéo dài khoảng 1 phút và không tính vào điểm thi.

Einführungsgespräch: Phần chào hỏi làm quen

Betina: Herzlich willkommen zum Zertifikat B1. Mein Name ist Betina Wohlgemuth. Das ist mein Kollege: Florian Nimmrichter. Wie ist Ihr Name?

Mary: Ich bin Mary … (chịu không thể nghe được tên của bạn này, mình tạm gọi là Mary nhé :P)

Betina: Woher kommen Sie?

Mary: Ich komme aus Brasilien.

Betina: Wie lange lernen Sie schon Deutsch?

Mary: Ich habe vor ein Jahre Deutsch gelernt, in mein Heimatland. (Hiện tại vẫn đang học tiếng Đức nên không thể dùng Perfekt ở đây được -> Ich lerne Deutsch seit einem Jahr in meinem Heimatland)

Aber seit 2 Monaten ich bin hier in Österreich und jetzt mache ich ein Deutschkurs (-> Seit 2 Monaten bin ich in Österreich und besuche einen Deutschkurs)

Betina: Darf ich fragen, wie es Ihnen in Österreich gefällt?

Mary: Ja, ja, sehr gut. (Trả lời câu hỏi bằng một câu trả lời đầy đủ bao giờ cũng tốt hơn  -> Es gefällt mir sehr gut!)

Betina: Es ist schön zu hören!

Bắt đầu Teil 1

Betina: Wir beginnen nun mit der Prüfung. Das Modul Sprechen hat 3 Teile. Wir beginnen gleich mit dem ersten Teil. Ein Kollege aus Ihrem Deutschkurs hatte einen Unfall und liegt im Krankenhaus. Und Sie möchten ihn zusammen mit Florian besuchen und überlegen, wie Sie hinkommen? Was Sie vielleicht mitnehmen können und was möglicherweise sonst noch gibt, mit dem Sie helfen können. Sie haben hier ein paar Notizen. Bitte beginnen Sie mit der Planung und Ihrem Gespräch.

Giới thiệu về Teil 1: Đi thăm người bệnh. Một số vấn đề cần trao đổi như đến thăm bằng cách nào, mang gì theo, nên làm gì để giúp người bệnh:

Besuch im Krankenhaus und Hilfe planen

  • Wann besuchen? (Tag, Uhrzeit?)
  • Wie hinkommen?
  • Was mitnehmen?
  • Wie kann man helfen? (vom Krankenhaus abholen, einkaufen, …)

Mary: Mein Kollege, unsere Kollege, sie heißt Monik (Kollege là giống đực, nếu đã dùng sie heißt thì phải dùng Kollegin -> Unsere Kollegin heißt Monika)

Florian: Ahh, Monika.

Mary: Weißt du, die Monika, sie ist krank. Sie ist in Krankheit. (-> Weißt du, Monika ist krank und liegt jetzt im Krankenhaus).

Wann können wir sie besuchen? (Khi hỏi ý kiến hoặc xin lời khuyên bạn nên sử dụng Konjunktiv II với sollen -> Wann sollten wir sie besuchen?)

Florian: Besuchen? Ein Besuch ist sicher schön, da wird sie sich freuen. (Florian đồng tình và đưa ra nhận xét cá nhân).

Ich weiß nicht, wann hättest du denn Zeit? (Phát triển tiếp một câu hỏi ý kiến với Konjunktiv II của haben)

Mary: Am Freitag habe ich frei die ganze Zeit (-> Ich habe am Freitag den ganzen Tag Zeit.).

Aber wie können wir hinkommen? (Ở đây Mary đã quá vội khi chuyển sang bàn về vấn đề tiếp theo mà chưa có sự thống nhất về thời gian cụ thể. Do đó Florian đã phải hỏi lại dưới đây.)

Florian: Also ich hätte auch am Freitag Zeit. Wann wäre es gut für dich, Vormittag oder Nachmittag?

Mary: Also, Nachmittag für mich ist besser. (-> Am Nachmittag ist besser für mich).

Vielleicht wir könnten mit dem Bus fahren. (-> Vielleicht könnten wir mit dem Bus fahren)

Florian: Du kommst aus?

Mary: Ja, ich komme aus Fila mit dem Bus. (Đoạn này không rõ ý nghĩa lắm về Fila, có lẽ là một địa điểm ở Áo)

Und dann wir könnten vielleicht auf die Bahnhof treffen und ein Bus nehmen. (-> Und dann könnten wir uns vielleicht am Bahnhof treffen und danach einen Bus nehmen.)

Ist es okay?

Florian: Okay.

Mary: Und wie viele Uhr? (-> Und um wieviel Uhr?)

Florian: Ich würde sagen, sowas um 2 Uhr. Wäre es okay? (Luôn sử dụng Konjunktiv II khi đưa ra các lời đề nghị giống như Florian)

Mary: Ja, ist das okay (-> Ja, das ist okay)

Florian: Was sollen wir denn mitnehmen?

Mary: Ich nehme Blumen mit, weil ich denke, sie ist ein bisschen traurig.

Dann Blumen ist sehr special (Bạn này đang nhầm sang nói tiếng Anh 😛 -> Dann sind Blumen sehr gut für sie)

Florian: Weil sie nicht mehr im Deutschkurs sitzen kann.

Mary: Ja, ja. Blumen und vielleicht Magazin.

Florian: Magazin? Ja, dann kann ich etwas finden, für sie.

Mary: Und Chocolate (Tiếng Anh :P)

Florian: Schokolade! Sehr schön. (Luôn nên sử dụng các từ cảm thán như schön, gut, prima, super khi bạn đồng tình để cuộc nói chuyện thêm tự nhiên)

Denkst du, wir können sie irgendwie unterstützen. Können wir ihr helfen vielleicht?

Mary: Ja, ich can die Hausaufgaben von die Deutschkurs bringen. Sie können vielleicht machen.  (-> Ja, ich kann die Hausaufgaben von dem Deutschkurs mitbringen, damit sie sie im Krankenhaus machen kann)

Florian: Ja, wenn er langweilig ist. Und wenn sie wieder raus kommt, wenn sie nach Hause kommt. Sie wohnt hier allein.

Mary: Vielleicht wir könnten sie abholen (-> Vielleicht könnten wir sie abholen)

Ich weiß nicht wenn sie ist schon wieder gut (-> Ich weiß nicht wann sie schon wieder gut ist)

Florian: Dann könnten wir sie abholen und vielleicht können wir auch zu Hause helfen.

Mary: Ja, ja vielleicht am Supermarket gehen und einkaufen. Das ist gut. (-> Ja, vielleicht könnten wir ihr helfen, indem wir in den Supermarkt gehen, um ihr etwas zu kaufen)

Florian: Das ist eine gute Idee. Sehr schön!

Betina: Haben Sie an alles gedacht?

Mary: Ja!

Betina: Dann ist die Planung hiermit beendet. Vielen Dank! Das war schon der erste Teil.

Nhận xét

Mary tuy còn mắc một số lỗi về ngữ pháp và phát âm nhưng đã nắm mạch câu truyện khá tốt và có đưa ra qua lại một số câu hỏi trao đổi với Florian để thống nhất được toàn bộ kế hoạch đúng như yêu cầu của đề bài. Như đến thăm bằng cách nào, mang gì theo, nên làm gì để giúp người bệnh.

Teil 2: Ein Thema präsentieren (Thuyết trình một chủ đề)

Bắt đầu Teil 2

Betina: Wir kommen jetzt zum zweiten und zum dritten Teil der Prüfung. Im Teil 2 präsentieren Sie ein Thema, anschließend werden wir ein bisschen darüber sprechen und Sie haben vor der Prüfung ein Thema ausgewählt und vorbereitet. Ich möchte Ihnen noch einen kleinen Tipp geben bevor Sie beginnen. Achten Sie bitte darauf, eine passende Einleitung und einen passenden Schluss zu formulieren. Und versuchen Sie nicht alle Notizen von Ihrem Blatt abzulesen.

Mary: Okay.

Betina: Wir werden Ihnen genau zuhören und mein Kollege wird Ihnen dann eine Rückmeldung zu Ihrer Präsentation geben und noch zwei Fragen stellen.

Mary: Okay.

Betina: Bitte sehr.

Folie 1: Stellen Sie Ihr Thema vor. Erklären Sie den Inhalt und die Struktur Ihrer Präsentation.

Mary: Ich spreche über das Thema: “Sehen Kinder so viel fern?”. Am erste spreche ich über meine Erfahrungen, dann über meinem Land, die Situation in meinem Land und danach die Vor- und Nachteile (Cấu trúc chưa được phân tách rõ ràng -> Zuerst darf ich Ihnen einen kurzen Überblick über meine Vortragsgliederung geben. Mein Vortrag besteht aus folgenden Teilen: Erstens spreche ich über meine persönliche Erfahrung mit dem Thema “Sehen Kinder so viel fern?”. Anschließend sage ich noch etwas zu dieser Situation in meinem Heimatland. Im dritten Teil geht es um die Vor- und Nachteile von diesem Thema und dann komme ich zum Schluss.

Folie 2: Berichten Sie von Ihrer Situation oder einem Erlebnis im Zusammenhang mit dem Thema.

Mary: Also meine Erfahrung: Wenn ich ein Kind war, habe ich nicht so viel ferngesehen (-> Ich habe einmal Folgendes erlebt: Als ich ein Kind war, habe ich nicht so viel ferngesehen)

Weil ich habe ein Bruder, dass ich nur ein Jahre alter aus mich (-> Denn ich habe einen Bruder, der ein Jahr älter als ich ist)

Und wir haben so viel zusammen gespielt  (-> Und wir haben oft zusammen Spiele gespielt)

Ich habe auch ein große Familie mit vielen Cousins (-> Ich habe auch eine große Familie mit vielen Cousins)

Wenn ich …. Gibt es so viele Kinder das sich gleich alle 5 oder 6 Jahre alt. Dann ich bin immer zusammen dass ich  (-> Wir waren die Kinder, die im gleichen Alter also 5 oder 6 waren. Deshalb haben wir oft zusammen gespielt)

Weil habe ich nicht zu viel ferngesehen, habe ich auch vielen Buch, öhm Buchen gelesen. Ja nicht so viele ferngesehen (-> Weil ich nicht zu viel ferngesehen habe, hatte ich auch Zeit, um Bücher zu lesen)

Folie 3: Berichten Sie von der Situation in Ihrem Heimatland und geben Sie Beispiele.

Mary: Aber in meinem Land, Leute, sie sind sehr fern, zu viel fern (-> In meinem Heimatland ist die Situation jedoch so: Die Leute sehen zu viel fern. Man kann also täglich fernsehen)

Weil gibt es viele Novels und Serien und die Eltern und auch die Kinder, sie sind sehr viel fern. (-> Denn es gibt heutzutage so viele verschiedene Fernsehsender. Die Folge ist, dass die Kinder auch zu viel Zeit mit Fernsehen verbringen)

Folie 4: Nennen Sie die Vor- und Nachteile und sagen Sie dazu Ihre Meinung. Geben Sie auch Beispiele.

Mary: Ich denke das ist nicht sehr gut wenn ist so viel. (-> Die Nachteile sind, dass es nicht so gut ist, wenn die Leute zu viel fernsehen)

Weil ich habe schon gelesen, dass wenn die Kind zu viel fernsehen, macht die Kind aggressiv und nervös. Weil gibt es Programme, das ist so aggressiv. (-> Weil ich irgendwo gelesen habe, dass wenn die Kinder zu viel fernsehen, macht das sie aggressiv und nervös)

Aber ich denke wenn ist ein edukativ Programm. Das ist für Kinder, dann ist okay. (-> Aber ich denke, wenn es einen edukativen Fernsehsender gibt, dann ist er gut für Kinder)

Die Vorteile ist es wenn ich ein Programm für Kind, kann auch Kinder lernen. (-> Die Vorteile sind, dass die Kinder beim Fernsehen auch etwas lernen können)

Ich denke z.B Zahlen und können die Farben und die Namen von Tieren z.B (-> Zum Beispiel: Die Sendungen über Bildung und Erziehung sowie Tiere wären gut für Kinder)

Aber Nachteilen wie habe ich schon gesagt, könnten die Kinder nervös machen oder aggressiv. Ja, das ist nicht gut. (Đã đề cập đến, không nên nhắc lại nữa)

Folie 5: Beenden Sie Ihre Präsentation und bedanken Sie sich bei den Zuhörern.

Mary: Also ich denke, dass du gehört habe und ich hoffe, dass das Thema interessant war und wenn du ein Frage hat, würde antworten ich (-> Mein Vortrag ist jetzt zu Ende. Vielen Dank für Ihre Aufmerksamkeit. Wenn Sie Fragen dazu haben, beantworte ich sie sehr gern)

Betina: Vielen Dank für Ihre Präsentation.

Nhận xét

Mary đã đề cập đến nội dung và yêu cầu của mọi Folien và giải quyết khá tốt bằng các luận điểm cá nhân. Tuy nhiên so với Teil 1 thì Teil 2 bị mắc nhiều lỗi về ngữ pháp và từ vựng hơn. Ngoài ra, về khả năng liên kết cũng như chuyển đoạn chưa được mượt mà.

Teil 3: Etwas kommentieren und Fragen dazu stellen (Nhận xét và đặt câu hỏi)

Bắt đầu Teil 3

Betina: Bitte, Herr Kollege, Ihre Rückmeldung und Ihre zwei Fragen!

Florian: Ja! Danke, der Vortrag war interessant. Mir gut gefallen. Ich hätte noch zwei Fragen. Das eine, was mich interessieren würde, ist: Ab welchem Alter denkst du dürfen Kinder alleine fernsehen?

Mary: Ja, das ist schwierig, aber ich denke ab 8 Jahre alt weil früher die Kind kann nicht sagen auch, das ist gut oder das ist nicht gut. So erfuhr wenn die Eltern dabei sind. Das ist okay bei dir, dann kann sagen, okay das ist für Kind. Aber nicht alleine. Ab 8 Jahre ist okay aber nicht früher. (-> Es ist schwierig zu sagen, aber ich denke, ab 8 Jahren dürfen Kinder alleine fernsehen. Wenn Kinder unter 8 Jahren alleine fernsehen, können sie vielleicht nicht genau wissen, was ist gut und was ist nicht gut für sie. Daher sollten die Eltern Sendungen gemeinsam mit ihnen anschauen.)

Florian: Und du hast vorhin gesagt, dass in Brasilien viel ferngesehen wird. Hatte auch jeder Haushalt, haben die Leute auch überall Fernseher?

Mary: Ja, ja und normalerweise gibt es 3 oder 4 Fernapparat. Ja, so viel. Ich denke hier in Europa ist ganz anderes. (-> Ja, normalerweise hat jeder Haushalt 3 bis 4 Fernseher. Ich denke, dass es anders im Vergleich zu Europa ist)

Florian: 3 oder 4 Fernseher?

Mary: Jeden Zimmer gibt es sein Fernseher (-> In jedem Zimmer gibt es einen Fernseher)

Florian: So kann man nicht versäumen 😀 Okay, vielen Dank!

Mary: Bitte.

Betina: Vielen Dank. Wir sind hiermit am Ende der Prüfung angekommen. Wir möchten uns noch einmal recht herzlich bei Ihnen bedanken und verabschieden uns hiermit. Auf Wiedersehen!

Mary: Auf Wiedersehen!

Florian: Auf Wiedersehen. Vielen Dank!

Nhận xét

Phản xạ tốt với 2 câu hỏi của giám khảo.

Các chủ đề có thể có của Teil 1

  • Abschiedsparty (tổ chức một bữa tiệc chia tay)
  • Ausflug (tổ chức một chuyến tham quan)
  • Familienfest (tổ chức một bữa tiệc gia đình)
  • Geburtstag (tổ chức một bữa tiệc sinh nhật)
  • Jubiläum (tổ chức một lễ kỷ niệm)
  • Konzert (lên kế hoạch đi xem một buổi hòa nhạc)
  • Museum besuchen (tổ chức đi thăm bảo tàng)
  • Picknick (tổ chức một buổi picnic)
  • Reise (tổ chức một chuyến du lịch)
  • Spaziergang machen (sắp xếp một buổi đi dạo)
  • Stadtführung (tổ chức một buổi tham quan thành phố)
  • Umziehen (việc chuyển nhà)

Các Thema thuyết trình có thể có của Teil 2

  • Ausbildung (Vấn đề học nghề)
  • Auswanderung (Vấn đề nhập cư)
  • Bio-Essen (Thực phẩm hữu cơ)
  • Computer für jeden Kursraum (Máy tính cho mỗi phòng học)
  • Computer spielen (Vấn đề chơi vi tính)
  • Einkaufen im Internet (Mua đồ trên mạng)
  • Englisch (Nên học tiếng Anh không?)
  • Extreme Sport (Chơi thể thao mạo hiểm)
  • Fertiggerichte (Thức ăn nhanh)
  • Gemeinsames Abendessen (Vấn đề về bữa ăn tối gia đình)
  • Gesundes Essen (Vấn đề về ăn uống khoa học)
  • Liebe im Internet (Tình yêu qua mạng)
  • Leben auf dem Land oder in der Stadt (Sống ở nông thôn hay thành phố?)
  • Haushalt (Việc nhà)
  • Haustier (Nên có vật nuôi trong nhà hay không)
  • Hotel Mama (Con cái nên sống với bố mẹ đến bao giờ?)
  • Internet Unglauben (Thông tin trên mạng có đáng tin cậy?)
  • Internet (Sự quan trọng của Internet)
  • Kinder und Fernsehen  (Trẻ em và vấn đề xem truyền hình)
  • Kinder und Handy  (Trẻ em và vấn đề sở hữu điện thoại di động)
  • Luft Verschmutzung (Ô nhiễm không khí)
  • Mittags schlafen (Có nên ngủ trưa?)
  • Neu oder gebrauchte Sachen (Nên dùng đồ cũ hay đồ mới?)
  • Rauchverbot (Vấn đề cấm hút thuốc)
  • Reisen (Nên đi du lịch?)
  • Soziale Netzwerke (Lợi ích và tác hại của mạng xã hội)
  • Sport treiben (Có nên luyện tập thể thao?)
  • Öffentliche Verkehrsmittel (Các phương tiện công cộng)

>> Xem tiếp bài thi nói đôi Paarprüfung: Case study số 2 – Thi nói B1 tiếng Đức

Khóa học offline Ôn thi A1 theo cách hiệu quả tại Hà Nội kéo dài trong 3 tuần liên tục với 15 buổi nhằm xây dựng một sự chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi Start Deutsch 1 được tổ chức tại viện Goethe.

Ebook Ôn thi tiếng Đức B1 – Kỹ năng Viết dày 172 trang, cung cấp những lưu ý và gợi ý quan trọng khi làm bài thi Viết Goethe B1. Đi kèm là 20 đề mẫu kèm lời giải cụ thể.

Sách Ngữ pháp tiếng Đức theo cách dễ hiểu Version 2.0 dày 531 trang in màu 100%. Nội dung của sách bao gồm toàn bộ ngữ pháp tiếng Đức từ A1 đến C1 được sắp xếp theo 45 chương từ dễ đến khó.

Sách 3000 từ vựng tiếng Đức thông dụng dày 400 trang in màu 100% cung cấp 3000 từ vựng quan trọng và phổ biến trong cuộc sống hàng ngày cũng như thường xuyên xuất hiện trong các giáo trình dạy và học tiếng Đức.

Sách Bài tập Ngữ pháp tiếng Đức theo cách dễ hiểu dày 312 trang in màu 100%. Cuốn sách giúp bạn luyện tập thành thạo các dạng bài tập ngữ pháp tiếng Đức từ trình độ A1 đến C1.

Sách Ôn thi tiếng Đức theo cách hiệu quả – A1 dày 400 trang in trên giấy couché. Sách giúp người học vượt qua kỳ thi A1 bằng những hướng dẫn về cách giải đề thi một cách tỉ mỉ cũng như giúp rèn luyện tư duy làm bài thi một cách hiệu quả nhất.

Tác giả

Các bình luận

  1. Ngọc Ánh Trả lời
  2. Đậu Thị Thảo Vân Trả lời
  3. Hien Nguyen Trả lời
  4. Hương Trả lời
  5. Bui Xuan Tuan Trả lời
  6. Nguyen Vinh Trả lời
  7. Nguyễn Quang Huy Trả lời
  8. Long Trinh Trả lời
  9. Minh Anh Trả lời
  10. Pham Tram Trả lời
  11. ha tran Trả lời
  12. NGUYỄN VĂN HƯỜNG Trả lời
  13. Thảo Vy Trả lời

Bình luận của bạn