Học đại học ở Đức – Kinh nghiệm làm Seminar trong Uni

Trong quá trình học đại học ở Đức thì Seminar là một Modul mà bạn gần như chắc chắn sẽ phải trải qua. Bởi vì hình thức này dường như vẫn chưa phổ biến lắm trong các trường đại học ở Việt Nam nên trong bài viết này mình sẽ giới thiệu một số kinh nghiệm làm Seminar trong các trường đại học Đức để những bạn nào chưa biết có thể tham khảo.

Một link tải tài liệu cá nhân do chính mình làm Seminar gồm file Arbeit.pdf và file Präsentation.ppt sẽ được đặt ở cuối bài để bạn có thể tải về tham khảo. Ngoài ra mình cũng mới bổ sung thêm một tài liệu gồm các mẫu câu áp dụng trong viết bài luận.

Đọc thêm:

Khóa học offline Ôn thi A1 theo cách hiệu quả tại Hà Nội kéo dài trong 3 tuần liên tục với 15 buổi nhằm xây dựng một sự chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi Start Deutsch 1 được tổ chức tại viện Goethe.

Ebook Ôn thi tiếng Đức B1 – Kỹ năng Viết dày 172 trang, cung cấp những lưu ý và gợi ý quan trọng khi làm bài thi Viết Goethe B1. Đi kèm là 20 đề mẫu kèm lời giải cụ thể.

Sách Ngữ pháp tiếng Đức theo cách dễ hiểu Version 2.0 dày 531 trang in màu 100%. Nội dung của sách bao gồm toàn bộ ngữ pháp tiếng Đức từ A1 đến C1 được sắp xếp theo 45 chương từ dễ đến khó.

Sách 3000 từ vựng tiếng Đức thông dụng dày 400 trang in màu 100% cung cấp 3000 từ vựng quan trọng và phổ biến trong cuộc sống hàng ngày cũng như thường xuyên xuất hiện trong các giáo trình dạy và học tiếng Đức.

Sách Bài tập Ngữ pháp tiếng Đức theo cách dễ hiểu dày 312 trang in màu 100%. Cuốn sách giúp bạn luyện tập thành thạo các dạng bài tập ngữ pháp tiếng Đức từ trình độ A1 đến C1.

Sách Ôn thi tiếng Đức theo cách hiệu quả – A1 dày 400 trang in trên giấy couché. Sách giúp người học vượt qua kỳ thi A1 bằng những hướng dẫn về cách giải đề thi một cách tỉ mỉ cũng như giúp rèn luyện tư duy làm bài thi một cách hiệu quả nhất.

Seminar là gì?

Trong Uni, Seminar là nơi bạn được giao 1 đề tài cụ thể để độc lập nghiên cứu. Sau đó bạn dùng chính những kiến thức tự nghiên cứu được đó giảng lại cho người khác thông qua hình thức một bài thuyết trình. Người khác ở đây chính là người phụ trách trực tiếp lớp Seminar đó và các sinh viên trong lớp. Đồng thời bạn cũng sẽ sử dụng những kiến thức đó để viết một bài thu hoạch và nộp cho người phụ trách.

Seminar là một Modul rất quan trọng và xuất hiện trong hầu hết mọi ngành học ở mọi Uni. Ví dụ như ở đây là ngành Bachelor Wirtschaftsinformatik của trường mình với 2 Modul Seminar được khoanh đỏ:

Còn đây là ngành Master Technische BWL:

Phân loại Seminar

  • Proseminar: Dành cho những sinh viên học Bachelor
  • Seminar: Dành cho những sinh viên học Bachelor hoặc Master
  • Hauptseminar: Dành cho những sinh viên học Master
  • Oberseminar: Dành cho những ai làm Ph.D.

Quy trình để đăng ký một Seminar

Không như Vorlesung, số chỗ cho một Seminar đa phần là bị giới hạn (Tầm 10-20 sinh viên). Nên bạn nếu yêu thích một mảng nào đó và muốn làm Seminar về mảng đó thì phải thường xuyên lên trang của trường để cập nhật thông tin xem khi nào bắt đầu cho sinh viên đăng ký để nhanh chân vào lấy chỗ.

Sau khi có chỗ trong Seminar thì việc tiếp theo là theo dõi lịch buổi Vorbesprechung hay còn gọi là buổi Themenvergabe. Đó là một buổi gặp mặt đầu tiên giữa người phụ trách Seminar (thường là một giáo sư, đôi khi cũng là một tiến sĩ) và các sinh viên. Đây là một buổi gặp mặt đặc biệt quan trọng, nếu bạn vắng mặt thì sẽ không được tiếp tục làm.

Trong buổi này, các chủ đề nhỏ sẽ được phân chia cho từng sinh viên hoặc chia theo nhóm 2-3 người tùy quy định của người phụ trách (thời gian thuyết trình và độ dài bài viết cũng sẽ tăng lên gấp 2-3 lần và ai cũng phải làm một khối lượng bằng với khối lượng mà một người làm một mình nên cũng không khác biệt nhiều với làm một mình).

Cách phân chia có thể là bốc thăm, điền phiếu chọn chủ đề, hoặc giơ tay. Nói chung không phải cứ thích chủ đề nào là được chủ đề đó, còn tùy thuộc may mắn và có nhiều người cạnh tranh không. Dưới đây là ví dụ về buổi chia Thema của mình. Mảng chính của Seminar là về Nachhaltige Mobilität, trong đó lại có rất nhiều Thema nhỏ.

Sau buổi chia Thema này thì tùy thuộc cách làm việc của từng giáo sư. Có thể tất cả sẽ về nhà tự nghiên cứu rồi sau 2-3 tháng sẽ cùng nộp Arbeit + thuyết trình Vortrag xong hết trong 1 ngày. Có thể gặp mặt từng tuần như nhóm của mình và thuyết trình Vortrag trước. Sau đó tầm 2 tháng mới phải nộp Arbeit. Làm theo kiểu của nhóm mình thì mệt hơn vì tuần nào cũng phải có mặt để điểm danh, mà toàn vào giờ khó 8h sáng 😛

Cách viết một bài Arbeit nói chung (Hausarbeit, Seminararbeit, Abschlussarbeit)

Cấu trúc điển hình của 1 bài Arbeit

  • Deckblatt (Trang bìa)
  • Inhaltsverzeichnis (Mục lục chung)
  • Abbildungsverzeichnis (Mục lục các hình ảnh minh họa – Nếu có)
  • Tabellenverzeichnis (Mục lục các bảng biểu – Nếu có)
  • Kurzfassung (Phần tóm tắt toàn bộ Arbeit)
  • Einführung (Phần dẫn nhập)
  • Verwandte Arbeiten / Related Work (Các công trình liên quan – Nếu có)
  • Hauptteil (Phần thân bài)
  • Zusammenfassung (Phần kết luận)
  • Literaturreferenzen (Phần tài liệu tham khảo)

Để minh họa bạn có thể xem thử ví dụ về DeckblattInhaltsverzeichnis bài Seminar (Note 2.0) của mình dưới đây (Tài liệu đầy đủ bao gồm cả file Arbeit .pdf và file Präsentation .ppt của mình các bạn có thể tải về ở cuối bài viết để tham khảo)

Deckblatt:

Inhaltsverzeichnis:

Sau đây mình sẽ nói về từng phần cụ thể:

Deckblatt (Trang bìa)

Không có gì đặc biệt, chỉ cần cung cấp các thông cơ bản về Arbeit như tên Thema, tên người hướng dẫn, các thông tin cơ bản của sinh viên như tên, Matrikelnummer, ngành học, học kỳ …

Inhaltsverzeichnis (Mục lục chung)

Và các loại mục lục khác như: Abbildungsverzeichnis (Mục lục các hình ảnh minh họa), Tabellenverzeichnis (Mục lục các bảng biểu).

Liệt kê tất cả những nội dung trong Arbeit của bạn kèm theo Titel và số trang cụ thể.

Kurzfassung (Phần tóm tắt toàn bộ Arbeit)

Tóm gọn toàn bộ bài Arbeit của bạn trong 3-4 câu và chạm đến tất cả những điểm chính của bài Arbeit như Problem là gì, giải pháp của bạn là gì, bạn đã giải quyết vấn đề thế nào và kết quả của nó ra sao. Đây sẽ là cơ sở để người đọc quyết định có đọc tiếp bài viết của bạn không.

Einführung (Phần dẫn nhập)

Nêu ra những động lực, những lý do tại sao bạn muốn nghiên cứu đề tài. Ví dụ như đề tài mô hình Nagel-Schreckenberg của mình là một mô hình giải thích nguyên nhân hình thành sự tắc đường nên từ đầu mình đã đề cập đến tình trạng tắc đường là một vấn đề nhức nhối hiện nay và kéo theo rất nhiều hậu quả. Muốn giải quyết được tình trạng tắc đường thì trước hết phải hiểu được bản chất của tắc đường và đó là động lực cho mình nghiên cứu đề tài mô hình Nagel-Schreckenberg này:

Sau đó bạn hãy đưa ra cấu trúc khung sườn bài Arbeit của bạn một cách chi tiết hơn phần Kurzfassung kèm theo một chút giải thích nó nói về cái gì. (Ví dụ: Trong phần tiếp theo chúng tôi sẽ nói về … Tiếp theo bài Arbeit sẽ đề cập đến … Cuối cùng là những kết quả chúng tôi thu được …)

Mục tiêu là cung cấp cho độc giả một cái nhìn toàn cục về bài viết của bạn và sẵn sàng để bắt đầu đọc.

Verwandte Arbeiten / Related Work (Các công trình liên quan – Nếu có)

Không phải Arbeit nào cũng có phần Related Work này. Thường những Arbeit lớn như Abschlussarbeit chúng ta mới cần.

Cụ thể Related Work là những công trình liên quan, những bài viết, bài báo đã đề cập, đã nghiên cứu về đề tài của bạn. Hãy chỉ ra những ưu điểm của chúng, ví dụ như chúng cung cấp cho bạn những nền tảng kiến thức để phát triển đề tài của bạn. Đồng thời cũng chỉ ra những thiếu sót của chúng, ví dụ như còn vài vấn đề mà những công trình này vẫn chưa chỉ ra hoặc chỉ ra nhưng vẫn chưa giải quyết. Và nhiệm vụ của bạn trong Arbeit này sẽ là để lấp đầy những thiếu sót đó.

Hauptteil (Phần thân bài)

Linh hồn của bài Arbeit. Không có gì để nói nhiều về phần này vì nó phụ thuộc vào kiến thức nghiên cứu được của mỗi người. Hãy viết thật tốt phần này.

Zusammenfassung (Phần kết luận)

Tổng kết lại những kiến thức bài Arbeit đã cung cấp cho độc giả. Tuy nhiên tránh việc lặp lại nội dung như phần Kurzfassung. Đưa ra một số hướng phát triển đề tài trong tương lai.

Literaturreferenzen (Phần tài liệu tham khảo)

Liệt kê toàn bộ những Literatur mà bạn đã sử dụng trong bài Arbeit. Cách liệt kê mình sẽ nói trong phần Trích Dẫn ở dưới vì phần Trích Dẫn là một phần rất quan trọng đối với bài Arbeit mặc dù nó không phải là một phần nội dung của bài Arbeit.

Zitate (Trích dẫn)

Như các bạn đã biết, Đức là một quốc gia rất tôn trọng bản quyền. Và đạo văn là một trong những lỗi lầm nghiêm trọng nhất trong khi viết Arbeit. Đừng cố gắng đạo văn vì tất cả các Arbeit sẽ được trường kiểm tra lại với dịch vụ kiểm tra đạo văn DoCoLoc (www.docoloc.de)

Do đó hãy chắc chắn là có trích dẫn toàn bộ những gì không phải do bạn tự nghĩ ra và tự viết ra.

Để trích dẫn các bạn hãy sử dụng tab References trong Word và chọn Insert Footnote đối với mỗi nội dung cần trích dẫn:

Có 2 cách trích dẫn phổ biến:

– Wörtliche Zitate (Trích dẫn nguyên văn): Bạn sử dụng nguyên vẹn nội dung của tác giả và đưa vào trong Arbeit của mình. Cách trích dẫn này nên hạn chế, chủ yếu chỉ dùng khi thực sự cần thiết như khi phải trích dẫn những gì liên quan đến định nghĩa, khái niệm chẳng hạn. Như ở Zitat số 4, mình đã sử dụng Wörtliche Zitate:

– Sinngemäße Zitate (Trích dẫn tương đương): Bạn sử dụng những ý tưởng, kiến thức của tác giả nhưng biến đổi từ ngữ trong đó đi thành từ ngữ của riêng bạn. Khi đó bạn phải trích dẫn tương đương. Trích dẫn bằng cách viết: Vgl. (Vergleichen với nguồn ..). Như ở ảnh trên bạn có thể thấy Zitat 1 và 3 mình đã sử dụng Sinngemäße Zitate.

Vậy còn mấy chữ dto., et al., S.6 này là gì?

  • Dto. viết tắt của dito – 1 từ tiếng Ý cổ với nghĩa là “như trên, tương tự như trên”. Được sử dụng khi nguồn trích dẫn bị lặp lại giống hệt. Như ở trên có thể thấy là Zitat 2 sẽ giống hệt với Zitat ở trên nó là Zitat 1.
  • Et al. viết tắt của et alii – tiếng Latin với nghĩa là “và những người khác”. Được sử dụng khi một nguồn trích dẫn được viết ra bởi một nhóm tác giả. Khi đó bạn chỉ cần trích tên của một người và viết et al. cho những người còn lại. Tuy nhiên ở trong phần Tài liệu tham khảo cuối bài, bạn vẫn sẽ phải viết đầy đủ hết tên các tác giả trong đó ra.
  • S.6 là Seite 6 của nguồn, nơi mà thông tin được trích dẫn có thể tìm thấy.
Đây là những cách viết được quy chuẩn và bạn phải tuân theo khi viết Arbeit.

Cách liệt kê Literatur

Cách liệt kê: Ở cuối bài Arbeit, bạn sẽ dành ra một trang để liệt kê chi tiết toàn bộ những tác phẩm mà bạn đã trích dẫn trong bài. Cách liệt kê là viết tên của toàn bộ các tác giả, tiếp theo đến năm xuất bản của mỗi tác phẩm, tiếp theo đến tên của tác phẩm, cuối cùng là link download online nếu có.

Một số kinh nghiệm cá nhân

1. Tránh viết kiểu liệt kê gạch đầu dòng và luôn sử dụng các câu đầy đủ. Không sử dụng Umgangssprache.

2. Có sự kết nối, chuyển tiếp giữa các chương, các đoạn. Không cần sử dụng những cấu trúc câu phức tạp, chỉ cần sự đơn giản nhưng phải súc tích và chính xác (wissenschaftliches Schreiben)

3. Hạn chế việc sử dụng ngôi Ich/Wir, thay vào đó viết dưới góc độ khách quan. Ví dụ:

  • Thay vì viết: Zum Schluss beschreiben wir den Verkehr mit Engpass-Situation.
  • Thì có thể viết: Zum Schluss stellt die Ausarbeitung den Verkehr mit Engpass-Situation dar.

Tuy nhiên cũng không cần quá tuân thủ tuyệt đối quy tắc này mà vẫn có thể sử dụng Ich/Wir một cách hợp lý.

4. Dưới mỗi hình ảnh hay biểu đồ phải có số hiệu của ảnh, tên của ảnh và phải dẫn nguồn. Nếu đó là ảnh bạn tự tạo ra nhưng có tham khảo nguồn thì vẫn phải ghi rõ Eigene Darstellung, in Anlehnung an Quelle: …

5. Tỉ lệ sử dụng trích dẫn trực tiếp chỉ nên chiếm 10% nội dung bài Arbeit, trích dẫn tương đương khoảng 40%, còn lại 50% trở lên nên là nội dung tự viết.

6. Sử dụng quá ít tài liệu tham khảo (ít hơn 3 nguồn) cũng sẽ bị trừ điểm.

Các nguồn tìm tài liệu

1. SpringerCực hay với vô số các sách, tài liệu đã xuất bản của các nhà xuất bản nổi tiếng, tải tài liệu về miễn phí dưới dạng pdf. Tuy nhiên bạn phải sử dụng mạng nội bộ của trường thì mới có thể download được trên Springer vì Springer chỉ hỗ trợ tài liệu miễn phí cho sinh viên của các trường đại học trên nước Đức.

2. Google Scholar: Cũng rất hay với các kết quả tìm kiếm sẽ chỉ cho ra những bài viết mang tính học thuật.

3. Sách, báo, tạp chí khoa học mượn ở thư viện.

Hạn chế sử dụng các nguồn như Wikipedia hoặc các Website.

Những lưu ý khi thực hiện một Vortrag (Präsentation – phần nói) trong Seminar

1. Có thể bạn sẽ không gặp vì còn tùy trường nhưng về cơ bản thì khi thuyết trình sẽ phải có phần Feedback. Trong Seminar của mình thì yêu cầu trong mỗi buổi thuyết trình đó là mỗi khi từng sinh viên lên thuyết trình thì tất cả các sinh viên đều được phát một tờ nhận xét khác nhau, có thể là về Roter Faden (xét xem người thuyết trình có tạo ra một sợi chỉ đỏ nội dung xuyên suốt bài thuyết trình hay không), Kritische Fragen (nghĩ ra các câu hỏi phản biện để hỏi người thuyết trình), Auftreten des Vortragenden (nhận xét về phong cách họ lúc thuyết trình), Foliendesign (nhận xét về thiết kế bài Powerpoint của họ).

Tùy theo bạn được phát tờ nhận xét nào, bạn sẽ phải đưa ra Feedback dựa theo đó, cả ghi chú lại và nhận xét bằng miệng. Nên bạn không thể chỉ quan tâm đến Thema của mình mà còn phải tập trung lắng nghe những gì người khác trình bày và phản biện là yêu cầu bắt buộc trong Seminar. Ví dụ đây là một Feedback mà người khác dành cho mình trong buổi thuyết trình (trong Seminar mình làm thì mỗi người sẽ nhận được khoảng 15 nhận xét kiểu như vậy).

2. Kết thúc phần Feedback, người phụ trách sẽ hỏi bạn một số câu. Trả lời được thì sẽ được thêm điểm.

3. Khi thuyết trình nên căn thời gian cho chuẩn. Không nói nhanh quá cũng không nên nói chậm quá. Lố nhiều hơn 5 phút hay ít hơn 5 phút so với thời gian quy định cho phần thuyết trình cũng sẽ bị trừ điểm. Phần thuyết trình bình thường cho Seminar dài tầm 15 phút là vừa phải.

4. Trong khi nói nên thỉnh thoảng giao tiếp bằng mắt với những người ngồi dưới, không nên chỉ nhìn vào màn hình chiếu hoặc nhìn vào laptop. Đặc biệt tránh việc cầm sẵn giấy rồi đọc y nguyên ra.

5. Khi làm Powerpoint nên sử dụng Template chính thức của trường, có thể download dễ dàng ở trang web của trường. Nhìn sẽ chuyên nghiệp và đồng bộ với mọi người hơn.

6. Nên sử dụng một số phần mềm như Citavi (phần mềm chuyên nghiệp quản lý Arbeit – là một phần mềm trả phí nhưng nếu bạn là sinh viên của trường thì sẽ được đăng ký miễn phí), LaTeX (công cụ soạn thảo chuyên nghiệp hơn Word nhưng hơi khó để làm quen lúc đầu)

Link tải tài liệu

Khóa học offline Ôn thi A1 theo cách hiệu quả tại Hà Nội kéo dài trong 3 tuần liên tục với 15 buổi nhằm xây dựng một sự chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi Start Deutsch 1 được tổ chức tại viện Goethe.

Ebook Ôn thi tiếng Đức B1 – Kỹ năng Viết dày 172 trang, cung cấp những lưu ý và gợi ý quan trọng khi làm bài thi Viết Goethe B1. Đi kèm là 20 đề mẫu kèm lời giải cụ thể.

Sách Ngữ pháp tiếng Đức theo cách dễ hiểu Version 2.0 dày 531 trang in màu 100%. Nội dung của sách bao gồm toàn bộ ngữ pháp tiếng Đức từ A1 đến C1 được sắp xếp theo 45 chương từ dễ đến khó.

Sách 3000 từ vựng tiếng Đức thông dụng dày 400 trang in màu 100% cung cấp 3000 từ vựng quan trọng và phổ biến trong cuộc sống hàng ngày cũng như thường xuyên xuất hiện trong các giáo trình dạy và học tiếng Đức.

Sách Bài tập Ngữ pháp tiếng Đức theo cách dễ hiểu dày 312 trang in màu 100%. Cuốn sách giúp bạn luyện tập thành thạo các dạng bài tập ngữ pháp tiếng Đức từ trình độ A1 đến C1.

Sách Ôn thi tiếng Đức theo cách hiệu quả – A1 dày 400 trang in trên giấy couché. Sách giúp người học vượt qua kỳ thi A1 bằng những hướng dẫn về cách giải đề thi một cách tỉ mỉ cũng như giúp rèn luyện tư duy làm bài thi một cách hiệu quả nhất.

Tác giả

Các bình luận

  1. Chit Atula Trả lời
  2. Chit Atula Trả lời
  3. Chit Atula Trả lời
  4. Phuong Trả lời

Bình luận của bạn